Đồng tiền lương thiện, chân chính không dễ kiếm nên làm thế nào để biết cách chi tiêu đồng tiền đó cho hợp lý và khôn ngoan? Mời các bạn xem lời dạy của Đức Phật về vấn đề này.
.
(Nguồn: Internet)
.
.BỐN CÁCH TIÊU TIỀN theo lời PHẬT dạy
Chúng ta tiết kiệm để chi dùng vào những vật cần thiết và để
làm việc phước thiện. Đức Phật dạy tiền làm ra của một người nên chia làm
BỐN PHẦN: một phần tư chi cho việc phụng dưỡng cha mẹ, một phần tư chi cho
bản thân, một phần tư làm từ thiện và một phần tư để dành phòng khi gặp khó
khăn như ốm đau, thất nghiệp.
Ngoài ra, Ngài còn dạy
chúng ta BỐN CÁCH tiêu tiền như sau:
.
1. TRẢ NỢ CŨ:
tức là dùng tiền đó để phụng dưỡng cha mẹ, ngỏ hầu trả một phần nào ơn sinh
thành, dưỡng dục.
2. TRẢ NỢ MỚI: tức là
dùng tiền đó để nuôi nấng, chăm sóc con cái vì phần lớn “con là nợ”; nếu không
nợ, nó đã không đầu thai vào làm con cái mình.
3. ĐỔ CỦA XUỐNG SÔNG:
tức là chi tiêu vào những thứ cho bản thân mình như mua sắm nhà cửa, xe cộ, ăn
uống, áo quần, các thói quen và các loại giải trí như du lịch, hút thuốc, đánh
bài, ca hát, nhảy múa v. v... Đức Phật gọi đây là “Đổ của xuống sông” vì ngoại
trừ việc tiêu dùng vào những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như nhà
cửa, áo quần, xe cộ, thuốc men; đồng tiền tiêu vào những sự hưởng thụ khác cho
cá nhân mình hầu như không mang lại phước đức nào cả, chỉ vô ích như đổ của
xuống sông.
4. CHÔN CỦA DƯỚI ĐẤT:
tức là dùng đồng tiền khó kiếm đó để làm việc từ thiện như bố thí cho người kém
may mắn hơn mình, làm việc từ thiện trong xã hội như góp phần xây dựng trường
học, xây cầu cống, đào giếng nước, làm đường, cúng dường Tam Bảo để hộ trì Phật
Pháp Tăng. Đức Phật nói đây mới là đồng tiền của mình làm lợi cho chính mình vì
nó tạo nên phước đức và mình sẽ mang theo phước đức đó trong nhiều kiếp tương
lai để được no đủ và để nhẹ bớt rủi ro khi gặp tai ương. Khi nghịch cảnh đến,
chỉ có phước báu của mình đã tạo ra trong quá khứ mới cứu được mình thôi; ngoài
ra không có vị Phật hay thần linh nào cứu mình được cả. Đức Phật gọi tiền này
là “Chôn của dưới đất” vì đây mãi mãi mới là tiền của mình và mình sẽ mang nó
theo dạng phước đức, may mắn trong nhiều kiếp tương lai.
Thầy Thích Trí Siêu kể lại trước đây vào thập niên 1980 lúc Cộng Sản VN
đàn áp tôn giáo, bắt giam một số tăng ni, trong số đó có Ni trưởng Trí Hải.
Trong lúc các vị sư khác bị thiếu thốn, Ni trưởng Trí Hải ngược lại được Phật tử
mang thức ăn đến cúng dường nên tuy ở tù nhưng vẫn có ăn. Thầy Trí Siêu giải
thích vì trong quá khứ Ni trưởng Trí Hải chuyên làm việc từ thiện, quyên góp
tài vật, bố thí giúp đỡ người nghèo khó nên khi gặp hoạn nạn, tuy cùng cảnh ngộ
với các vị sư khác nhưng Ni trưởng được hưởng quả thiện lành là vẫn được no đủ.
Trong kinh Đức Phật nói
“Quà tặng lớn nhất cho chính mình là sự bố thí”. Người Việt chúng ta có câu
“Người ta ăn còn, con ăn mất” cũng cùng ý nghĩa như vậy.