Friday, July 30, 2021

Năng Khiếu Tự Nhiên

TRƯƠNG MỸ-VÂN (ĐK 67 - B3, C1) sưu tm

(Ngun: Internet)
.

NĂNG KHIU T NHIÊN.

NHỮNG GÌ BẠN HỌC Ở TRƯỜNG CÓ THỂ CHỈ LÀ CON SỐ KHÔNG KHI BƯỚC RA XÃ HỘI

Nhà báo người Anh - ông John Haltiwanger - từng nhiều lần trình bày quan điểm của mình về chủ đề: "Điểm số trong lớp học liệu có ảnh hưởng đến thành công tương lai của một cá nhân hay không". 

Ông đánh giá rằng đây thực sự là một chủ đề rất thú vị dành cho các bậc phụ huynh cũng như các bạn trẻ đang tự tin hay tự ti về điểm số của mình thời còn đi học.

Nhà báo này đưa ra dẫn chứng rằng cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush thời gian còn đương quyền đã từng đưa ra một quan điểm khá sâu sắc về mối quan hệ giữa điểm số và thành công của một cá nhân trong tương lai.

Đứng trước toàn thể sinh viên của Đại học Southern Methodist trong ngày lễ tốt nghiệp, vị cựu Tổng Thống khẳng định:

"Tôi muốn nói rằng, các bạn đã làm rất tốt, đặc biệt là những sinh viên đạt giải thưởng, tốt nghiệp với thành tích cao trong buổi chiều hôm nay. Nhưng tôi cũng muốn nói với các học sinh tốt nghiệp hạng C rằng bạn cũng có thể là Tổng thống".

Thực chất, ông muốn nhấn mạnh rằng điểm số ở các lớp học không quyết định được vị trí của bạn trong suốt quãng đời còn lại. Bất kể dù bạn có là ai từ thời đại học, bước ra cuộc sống chúng ta sẽ đều có cơ hội như nhau. 

Quả thật khi ở trường, chúng ta hơn nhau bằng điểm số còn khi bước ra trường đời, không có một con điểm nào là tuyệt đối cả, kể cả điểm 10 thì cũng bằng 0 điểm vì vốn dĩ chúng đã không còn giá trị sử dụng nữa. Người ta nói rằng ở trường bạn được dạy một bài học và sau đó bạn được làm bài kiểm tra, nhưng ở đời bạn được làm một bài kiểm tra và tự bạn phải rút ra bài học và hơn nhau ở đời chính là những bài học kinh nghiệm xương máu như vậy, đó mới là một nền tảng thành công vững chắc.

Thực chất kết quả ở trường là một kết quả không công bằng! Tôi chắc chắn điều này bởi những gì ở trường học dạy chỉ chú trọng đến một phần trong não của mỗi con người, đó là trí thông mình trí tuệ (tức IQ) còn trí thông minh cảm xúc (EQ) ít được đề cập và hầu như không có. Những đứa trẻ học giỏi ở trường đó là những đứa trẻ thông minh về mặt trí tuệ, có thể chúng tiếp thu kiến thức khoa học nhanh hơn đứa trẻ khác, nhớ lâu hơn những đứa trẻ khác hay thậm chí chúng giỏi vì siêng năng hơn những người còn lại. Nhưng điều đó không nói lên điều gì cả bởi biết đâu những đứa trẻ còn lại tuy không học giỏi nhưng biết đâu chúng lại mang trong mình khả năng thiên phú ở một lĩnh vực khác thì sao. Mỗi người chúng ta đều là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai, đến cả anh chị em sinh đôi còn chưa giống nhau 100% thì đánh giá cả một thế hệ chỉ với một nền giáo dục thì quả là sai lầm. Điều đó chẳng khác nào chúng ta đang đánh giá một con cá qua khả năng leo cây của nó, để rồi chê bai nó không có tài năng. 

Mặt khác, ở trường chúng ta khen thưởng và ca ngợi học sinh bằng điểm số nhưng khi ra đời, cơ hội là chia đều cho tất cả mọi người. Cơ hội sẽ chỉ đến với những người biết nắm bắt, những người luôn luôn kiếm tìm và tự tạo ra cho chính mình và cố gắng không ngừng nghỉ. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào điểm số của chúng ta như một phương tiện, một điều kiện cần nhưng chưa đủ, hơn hết điều kiện tiên quyết đó chính là thái độ và khả năng thực sự của mỗi người. Tôi đã từng chứng kiến không ít những trường hợp học cực giỏi ở trường nhưng sau khi tốt nghiệp lại lơ tơ mơ không biết làm gì với tương lai của mình vì nhiệm vụ xưa nay chỉ học và học, tuổi trẻ không có nổi một ước mơ. Nhưng lại có trường hợp tuy điểm số ở trường không cao, thậm chí xếp vào hàng thấp, nhưng lại biết lên kế hoạch, biết đặt mục tiêu và cầu tiến, họ đã vẽ sẵn một lối đi riêng cho cuộc đời họ, cho những gì họ đam mê và việc họ cần làm là sống chết vì nó chứ không phải là những con điểm vô hồn kia. Những người đó, tôi tin ắt sẽ thành công! 

Có thể bạn sẽ nói, đa số những người thành công đều là những người học giỏi, điểm số cao, có giải thưởng này giải thưởng nọ, tôi không phản bác, nhưng tôi muốn nói một điều rằng học giỏi ở trường là một điều đáng tự hào, nhưng không có nghĩa rằng ngược lại là chúng ta nên tự ti. Những lúc đó mong bạn hãy nhớ đến câu chuyện này và câu nói của Albert Einstein: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng nó thật sự thấp kém."

Hãy cứ cố gắng với những gì mình có, liên tục dùi mài, phát triển nó, không bằng đường này thì đường khác, chúng ta nhất định sẽ tìm được môi trường và điều kiện để thể hiện những khả năng của mình..

(MV sưu tầm)


(Ngun: Internet).
.