Bài viết của HỒ THỊ NGỌC TRANG (ĐK67 - B5, C2)
.(Nguồn: Internet).
Nói Chuyện Văn Chương với Con
Việt ơi,.
Về thắc mắc của con, Mẹ
định nói con nghe, nhưng e “như gió thoảng ngoài” … tai. Thôi để mẹ viết con
đọc. Suffix (tiếp vĩ ngữ) ism tùy trường hợp mà dịch (dĩ nhiên
vẫn có ngoại lệ, nhưng không phải cứ ism là chủ nghĩa như một hệ thống chính
trị, ví dụ: communism, capitalism…) Nhiều khi ism nối đuôi chỉ để tạo ra 1 danh
từ nói lên một hành động hay một thái độ … như criticism, skepticism,
plagiarism … dịch nôm na là “sự …”, còn:
-Trong văn chương, là
trào lưu (movement): Romanticism, realism …
-Trong nghệ thuật là
trường phái (school): impressionism, surrealism …
-Trong tôn giáo là đạo
(religion) : Catholicism, Buddhism …
Đừng dịch
Romanticism là chủ nghĩa lãng mạn, hãy dịch là trào lưu lãng mạn vì nó là một
cuộc cách mạng, một cuộc nổi loạn sau gần một thế kỉ rưỡi bị khống chế bởi kỉ
nguyên khai sáng ( Age of Enlightenment) và vì vậy từ romantic hồi ấy được
gọi là “a term of abuse”, một thuật ngữ bị lạm dụng, mỗi người định nghĩa nó một
cách, mà chủ yếu có thể nêu dăm ba nghĩa sau :
1. Wild:
man dại, không thuần dưỡng được
2. Extravagant:
quá đà, trào dâng ( thuật ngữ “lãng mạn” của VN là đây)
3. Impractical:
viển vông, thiếu thực tế ( XD: “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
(?))
4. Visionary:
đắm chìm trong cảm xúc và trải nghiệm lạ kì mà chỉ riêng mình thấy
Dần dần về sau mới có
một số đặc điểm được hệ thống hóa, nhưng nói cho cùng, vẫn chỉ là một chuỗi
thái độ về con người và xã hội.
Một nhánh của
Romanticism là Transcendentalism, xuất xứ từ Ấn, Âu nhưng thể hiện rõ trong văn
chương Mỹ đầu thế kỉ XIX. Transcendentalism có thể vừa dịch là trào
lưu siêu nghiệm vừa là thuyết siêu nghiệm. Mẹ
dịch prefix (tiếp đầu ngữ) trans là
"siêu", nhiều người khác dịch là "tiên" vì
trans là vượt xa hơn (beyond) chẳng phải là có trước (tiên). Với văn chương là
trào lưu, với triết học thì là thuyết.( Hai cái này khác nhau đáng kể) Chỉ bàn
về văn chương thôi nhé: Theo các nhà thơ Mỹ, nói một cách đơn giản nhất là có
những điều trái tim biết, cái đầu không biết. Chân lí nằm ở trực giác, không ở
trong ống nghiệm. Một trong những bài thơ mẹ thích là I Never Saw
a Moor của Emily Dickinson, một transcendentalist chính hiệu:
I never saw a moor,
I never saw the sea;
Yet know I how the heather looks,
And what a wave must be.
I never spoke with God,
Nor visited in heaven;
Yet certain am I of the spot
As if the chart were given.
(Tôi chưa bao giờ thấy đồng hoang,
Tôi chưa bao giờ thấy biển;
Nhưng tôi biết hoa thạch nam trông
ra sao,
Và thế nào là một con sóng.
Tôi chưa từng trò chuyện với Thượng đế,
Cũng chưa đặt chân đến thiên đường ;
Tuy nhiên tôi biết rõ chốn ấy
Như thử được trao cho tấm bản đồ.)
|
Con cũng biết Emily sống
ẩn dật, Sinh thời chỉ thấp thoáng đâu đó từ nhà ra vườn, từ vườn vô nhà. Qua
đời rồi mới phát hiện gần 2000 bài thơ không có nhan đề. Người ta đánh số hoặc
lấy dòng đầu tiên làm nhan đề. Mẹ đọc Emily từ sớm lắm. Thuộc nằm lòng. Đến khi
quen Bố rồi có các con, mỗi khi nhớ tới bài thơ này, mẹ tủm tỉm cười, nghĩ: Bố
phải trải qua ấu thời và thiếu thời ở Hà Nội mới biết rõ ngóc ngách của nó; chả
bù với Emily, tối ngày ở trong nhà mà có hẳn tấm bản đồ chốn thiên đường trong
tay nè. Vui không con?
Mẹ.
.
Ngọc-Trang (ĐK 67, B5, C2)
.
.
5 bạn ĐK67 lớp B5 ngày xưa hội ngộ (*)
(Saigon,
June 2017)
Từ trái: Thấy, Kim Kê, Thu Lê, Ngọc Trang, Xinh Xinh
(*)
Bài: Ngọc Trang gởi
Hình: Thu Lê gởi
Bài: Ngọc Trang gởi
Hình: Thu Lê gởi