Xin giới thiệu tác phẩm CON ĐƯỜNG
PHƯỢNG VĨ của TÔN
NỮ ÁO TÍM (ĐK 70)
.
..
.
Con Đường Phượng Vĩ
Tác giả: Tôn Nữ Áo Tím
Phần 1.
Tôi cắm cúi lượm từng hòn sỏi bỏ vào
túi. Vừa đi vừa nhìn quanh trên mặt đất tìm tòi. Khoảng sân sau giờ tan trường,
im mát dưới những táng lá bàng to. Tôi và con Tân, cả hai đứa đều đẫm mồ hôi bởi
trò chơi giựt cờ. Chúng tôi lửng thửng ôm cặp ra về. Con Tân vừa đi vừa nghịch
ngợm đá những viên sỏi rơi vãi giữa đường. Nó rủ tôi đạp xe đi chơi, nhưng tôi
từ chối:
- Chiều
ni có thầy tới dạy.
Con Tân càu nhàu:
- Thiếu
chi trường. Có nhất thiết mi phải vô trường đó. Vừa xa xôi, thi lại khó. Tau không
cần.
Phải, con Tân không cần vì ba nó cho vào
trường Dòng của các Soeurs. Riêng tôi phải thi vào Đồng Khánh, một ngôi trường
nữ duy nhất tại Huế, vì duy nhất nên thi vào rất khó.
.
.
- Ừ,
tau chán quá! Học, học, học miết….
Con Tân có vẻ thương bạn:
- Thì
mi đừng thi, ai cấm.
Tôi tròn mắt:
- Mi
thiệt, ba tau đã muốn thì phải theo thôi.
Bạn tôi không vừa:
- Ba
mi có chi với trường Đồng Khánh mà nặng nợ rứa? Mi hỏi thử coi.
Tôi lắc đầu cười. Tôi sợ Ba tôi không phải
vì roi vọt, mấy anh chị em làm như có một thói quen là vâng lời. Ba tôi, một biểu
tượng gương mẫu nhất của chúng tôi. Tôi kể cho con Tân nghe:
-
Tau
thấy trong tủ sách nhà tau, có cuốn album với nhiều hình ảnh của mạ tau và mấy
dì… Tất cả đều là nữ sinh Đồng Khánh.
Con Tân la toáng lên:
-
Ô!
Rứa là đúng rồi, ba mi nặng nợ với Đồng Khánh là nợ tình, nợ nghĩa với mấy người
trong nớ.
Tôi gật gù thấy có lý:
-
Ừ,
chắc rứa.
Cả hai chúng tôi phá ra cười. Hai đứa
chia tay, con Tân nhẹ nhàng thơ thới, còn tôi thì đón một mùa hè thử thách,
gian nan… Tôi học ngày học đêm. Ba tôi thuê một sinh viên đến nhà dạy kèm thêm
hàng ngày cho mấy anh chị em, đó là thầy Văn. Tuy còn trẻ, nhưng ba tôi vẫn bắt
chúng tôi gọi bằng Thầy cho đúng cách và tạo một vẻ tôn kính một người mô phạm.
Riêng tôi, đặc biệt phải học thêm môn văn với cô Phương Lan, dạy lớp nhất. Cô ở
tận bên sân vận động, phía hữu ngạn sông Hương, xa xôi vậy mà tôi đi học rất đều.
Mỗi bài văn làm xong mang về là ba tôi xem rất kĩ, và bắt buộc tôi phải học thuộc
lòng. Trong các bài luận văn tôi ghét nhất là những loại đề nói lên tâm sự của
các cái như cuốn vở cũ hoặc cây bút máy cũ…. Sao mà khó quá! Học sinh phải có
óc tưởng tượng rất phong phú và phải biết dùng phương pháp nhân cách hóa, tức
là biến cuốn vở hay cây bút thành một con người thì mới nói lên được tâm tư
tình cảm của nó. Có như vậy bài văn mới sinh động.
Buổi trưa hè, trời oi bức khó chịu! Tôi
thả mình đong đưa trên chiếc võng dưới hai gốc mít xum xuê cành lá. Sân vườn
nhà tôi không rộng, vậy mà ba tôi trồng đủ các thứ cây ăn trái rất ngon. Nào là
ổi, khế, đào, trứng gà và nhãn. Tôi thích nhất là cây nhãn, thứ nhãn dày cơm, hột
chỉ bằng hạt tiêu. Cứ hai năm là đơm hoa ra quả một lần. Ba tôi lại kêu người đến
bó lại từng lồng. Đến mùa nhãn chín, chúng tôi được ăn thỏa thích. Nhà hàng xóm
cũng được mẹ tôi biếu ăn lấy thảo. Tuổi thơ của chúng tôi quấn quýt với khoảng
sân vườn và dòng sông Hương hiền hòa thơ mộng. Có những buổi trưa trời nóng gay
gắt, chúng tôi trốn ngủ ra bờ sông nhảy ùm xuống vẫy vùng với sông nước, bơi
qua tới Cồn Hến… Chúng tôi dự tính bẻ trộm bắp, nhưng bỗng dưng đâu đây loáng
thoáng âm thanh của chị tôi theo gió gọi về. Chiều hôm đó, ba đứa chúng tôi
nghĩ rằng sẽ bị một trận đòn chí tử. Chúng tôi cứ đổ lỗi cho nhau, cuối cùng
tôi là người chịu tội đã bày đầu việc bỏ giấc ngủ trưa đi chơi. Tôi lo lắng hồi
hộp thấp thỏm cả buổi chiều, không biết số phận tôi sẽ ra sao nếu ba tôi về đến.
Thế rồi cái gì đến phải đến. Chú Liệu, tài xế, vừa bước vào nhà thì gọi và đưa
cho tôi một cái bánh, không ai có, chỉ mình tôi. Tôi bất chợt ngạc nhiên:
-
Bánh
chi đây chú?
-
Của
Ba con thưởng cho con đó.
Chú Liệu không biết một tí gì về biến cố
trốn ngủ của bọn tôi. Cầm chiếc bánh trong tay, tâm tư tôi hoảng loạn đến bên cạnh
Ba. Tôi lí nhí:
-
Cám
ơn Ba, chuyện lúc trưa không phải lỗi tại con. Trời nóng quá, không ngủ
được,
cho nên…
Tôi lấp lửng nửa vời, không biết có nên
khai ra luôn hay không. Trong tôi đang sắp đặt một tình huống ứng xử nếu ba tôi
hỏi tới “cho nên răng con?”. Nhưng ngược lại, sự việc hoàn toàn ngoài dự đoán của
tôi. Ba xoa đầu tôi và nói một cách vui vẻ:
-
Con
giỏi lắm!
Rồi đưa cho tôi bài luận văn trong lớp học
thêm. Với con số 7 và lời phê bằng mực đỏ “Bài làm khá, ý tưởng sống động, ngộ
nghĩnh, đáng khen”. Tôi ngây người một lúc rồi cầm bài văn đi về phòng học,
không quên cám ơn Ba. Một cảm giác vui lo lẫn lộn đang xô đẩy, nhảy múa trong
cái đầu nhỏ bé của tôi. Trong lúc đó tôi nghe văng vẳng ngoài nhà tiếng chị tôi
đang nói chuyện:
-
Buổi
trưa mấy đứa không ngủ, ra sông bơi. Con mới la đó.
-
Thôi,
trời nóng nảy, cho em nó thong thả mấy ngày hè.
Những lời nói của Ba tôi như một ly nước
mát dịu chảy xuống cổ họng. Tôi xụm người xuống, ôm bài luận vào ngực, thầm cảm
ơn cô giáo, cảm ơn bài luận, giúp chúng tôi thoát được một trận đòn.
Bài tập làm văn hôm đó cô giáo Lan cho đề
là “Hãy tả người bạn thân thiết nhất của em”. Tôi đã tả con Tân. Tôi viết không
đơn thuần theo qui tắc của một bài văn tả người mà cô giáo đã dạy. Tôi đã chen
vào những kỉ niệm của hai đứa chúng tôi. Tôi nghĩ bạn thân thì phải có nhiều kỉ
niệm, khi vui cười, khi buồn khóc, khi cãi cọ la lối với nhau bởi những trò
chơi ô làng, hồi mạng hay banh thẻ... Tôi viết đầy ba mặt của tờ giấy tập học
trò. Bạn tôi, con Tân, đã la lên khi nghe kể lại bài luận tôi làm hôm đó.
- Con
ni vô duyên.
Đúng là tôi vô duyên với nó, nhưng cô
giáo đã khen ngợi và kêu tôi lên đọc lại bài luận văn đó cho cả lớp cùng nghe.
.
Thời gian trôi đi dửng dưng một cách vô
tình. Ngày thi đệ thất của tôi đã đến. Sáng hôm ấy tôi dậy sớm hơn mọi ngày. Rửa
mặt đánh răng xong, tôi vội lên trước bàn thờ Ông Bà quỳ gối cầu nguyện. Niềm
tin vào người khuất mặt đến trong tôi từ lúc nào không hay, nhưng ngay phút
giây này tôi rất thành tâm cầu nguyện. Tôi xin cho trí óc của tôi có đủ sáng suốt,
thông minh để làm tốt bài thi.Tôi không giống Ba. “Tất cả mọi điều phải cần có sự
đầu tư toàn bộ của khối óc. Sự thành công nào cũng phải trải qua một quá trình
rèn luyện khó nhọc thì sự thành công đó mới có ý nghĩa đích thật của nó. Phép mầu
chỉ là một yếu tố tâm linh”. Ba tôi đã nói như thế trên con đường đưa tôi đến
trường thi hôm đó:-Con nhớ ba dặn chưa? Nhận bài xong là đọc đề
thật kĩ, gạch dưới những ý chính mà
đề bài yêu cầu, như thế bài luận sẽ không lạc đề. Rồi phải nhớ qui tắc hỏi ngã
“Bé huyền ngã nặng, bác sắc không hỏi” để
tránh bớt lỗi chính tả nghe con.
Tôi dạ nhỏ mà trong lòng nghe hồi hộp lo
âu. Tôi nhẩm lại trong đầu: cứ hễ dấu hỏi là đi kèm với dấu sắc hoặc không dấu,
còn dấu ngã thường đi đôi với dấu huyền hoặc dấu nặng. Để bớt căng thẳng, tôi
sà vào tấm lưng gầy guộc của ba:
-
Con
thi đậu, ba thưởng chi cho con nè?
-
Con
muốn chi ba thưởng đó.
Tôi hăng hái:
-
Con
muốn chiếc xe đạp.
Phải, tôi vẫn hằng mơ ước chiếc xe đạp
đi lòng vòng trong xóm. Cứ mãi đi ké xe con Tân, tôi chẳng thích tí nào.
-
Ừ,
con ráng làm bài thi cho giỏi, ba cho con chiếc xe đạp.
Tôi mừng rỡ ôm chầm lấy ba. Trong tâm
trí tôi, hình ảnh chiếc xe đạp hiện ra lúc mờ lúc tỏ. Tôi chắc chắn một điều là
nếu tôi thi đậu đệ thất, tôi sẽ có một chiếc xe đạp. Giống như anh tôi, thi đậu
lên lớp đệ tam trường Quốc Học, ba tôi đã cho ngay một giàn
máy hát dĩa. Tôi không quên nét vui mừng rạng rỡ trên khuôn mặt anh tôi vào cái
ngày chú Liệu chở giàn máy về. Như vậy, dĩ nhiên việc tôi có được chiếc xe đạp
hay không là do tự tôi định liệu. Tôi phải thi đậu vào đệ thất trường Đồng
Khánh. Tôi buộc miệng nói:
-
Ba
giữ lời hứa nghe ba.
Tôi ôm chặt ba hơn. Tôi thương tấm lưng
xương xẩu của ba. Người không mập được vì phải lo toan nhiều công việc để nuôi
gia đình. Sáng sớm trước lúc đi thi, tôi được mẹ cho ăn món cháo đậu, chắc mẹ
nghĩ ăn cháo đậu là đi thi sẽ đậu. Tôi cùng cầu mong như thế.
***
Sau những ngày bận rộn thi cử, đầu óc
tôi được thư thả nhẹ nhàng. Không vướng bận lo âu, tôi được ăn chơi thoải mái.
Thời gian trôi đi bình thường như mọi ngày, nhưng vào những lúc nôn nóng chờ đợi
một điều gì đó thì hình như nó kéo dài và trôi đi rất chậm. Vâng, tôi đang nôn
nóng chờ đợi cái ngày niêm yết kết quả thi. Ba vẫn đi làm, mẹ vẫn chợ búa ngày
hai bữa. Mái ấm gia đình chúng tôi vẫn êm đềm và hạnh phúc bên dòng sông Hương
hiền hòa thơ mộng. Chiều chiều, những cơn gió nhẹ từ phía bờ sông mơn man mời gọi
giấc ngủ trưa… Những tháng hè cháy nóng, mọi sinh hoạt gia đình đều quây quần
trong khoảng sân sau nhà. Một chiếc võng đong đưa dưới hai gốc mít, một cái bàn
nhỏ đủ để đặt một mâm cơm với vài ba cái ghế… bày ra một cảnh sống khiêm tốn giản
dị, gần gũi với thiên nhiên. Trời sắp tắt nắng, hôm nay ba tôi về trể hơn mọi
ngày. Chú Liệu đón ba về là đi thẳng ra sau vườn, tay cầm gói thuốc lá Basto,
chú xuống bờ sông phì phò thả những vòng khói thuốc, lạnh lùng, tư lự… cho dù
chung quanh có xảy ra chuyện gì, chú vẫn im lặng. Tôi cảm nhận một điều gì đó
không bình thường như mọi ngày. Ba tôi đang nghỉ ngơi ở phòng khách, để chuẩn bị
ăn tối cùng cả nhà.
Bữa cơm tối hôm đó là bữa cơm buồn nhất
của tôi và cả gia đình. Tôi không có tên trong danh sách niêm yết. Tôi hỏng
thi. Thảo nào chú Liệu đã im lặng lạnh lùng…
Mẹ tôi lấy làm lạ:
-
Hắn
bị gãy bài chi?
Ba bình thản:
- Toán.
- Hôm
trước nói làm được mà.
.
.
Tôi tròn xoe đôi mắt, miếng cơm đang ăn
chưa nuốt trôi xuống bụng. Tôi nghẹn ngào và thấy mình mềm rủ như cọng bún. Tôi
thi trược! Chị tôi nhìn bằng ánh mắt chia sẻ. Ba tôi không trách mắng gì hết:
- Nó
làm được các bước của bài toán, tức là có hiểu bài, nhưng cọng trừ nhân chia sai.
Tôi cảm thấy buồn. Tất cả do sự cẩu thả
trong tính toán của tôi. Một nỗi ân hận dâng lên trong lòng rồi chuyển qua xấu
hổ với mọi người, nhất là thấy có lỗi với ba mẹ. Buồn là điều đương nhiên vì
tôi đã không đạt được điều như ý. Ân hận vì tôi đã không học hành đến nơi đên
chốn, bỏ phí thời gian công sức. Cả mấy ngày sau đó tôi không ra khỏi nhà, tâm
tư cứ như mang một cái gì rất nặng. Con Tân đến, tôi cũng không muốn gặp. Tôi
biết không có tôi nó rất buồn. Nó để chiếc xe đạp lại trong nhà tôi suốt mấy
ngày liền, tôi cũng không buồn đụng đến. Nghĩ đến ngày tôi phải vào học ở một
trường tư thục nào đó, tôi lại càng buồn hơn.
Một tuần lễ nặng nề và buồn tẻ trôi qua.
Ngày cuối tuần hôm đó, tôi được theo mẹ đi chợ Đông Ba. Bình thường mẹ hay đi
chợ Cồn gần nhà. Chợ Cồn được hình thành trên một khoảng sân không rộng lắm,
nhưng người ta bày bán đủ thứ, cũng giúp cho nhiều gia đình trong xóm khỏi phải
đi chợ xa. Tôi hỏi mẹ:
-
Bữa
ni có việc chi mà mẹ phải đi chợ Đông Ba?
Mẹ nói qua loa:
-
Hôm
nay ba con muốn ăn đổi món.
Thông thường, những khi có đám tiệc hay
giỗ kị… mẹ thường đi chợ Đông Ba. Chợ nằm ngay trên con phố chính của Huế, đường
Trần Hưng Đạo. Tôi chờ mẹ trên chiếc xích lô của chú Hiền. Mẹ trở ra với hai giỏ
chợ đầy ắp, nặng trĩu, thương mẹ quá! Dáng người mảnh khảnh, nhỏ nhắn thế kia
mà ôm đồm biết bao nhiêu việc cho gia đình. Tối hôm ấy, cả nhà quây quần bên những
tô bún bò mẹ nấu. Tôi ăn một cách miễn cưỡng, chẳng bù với đám em, ăn hết tô
này đến tô khác. Ba tôi có vẻ rất vui:
-
Hôm
nay ba có tin này rất vui.
Cả nhà im lặng, hồi hộp. Mẹ cười:
-
Lên
lương hay nhận được tiền nhuận bút à?
Từ ngày ba nhận giải thưởng của Trung
Tâm Văn Bút Sài Gòn trao tặng, ông được nhiều người biết đến và thường xuyên viết
sách. Thỉnh thoảng ba tôi nhận được những khoảng tiền thù lao nhỏ. Điều đó làm
ông vui. Tuy nhiên niềm vui hôm nay đặc biệt lớn hơn nhiều. Ba tôi nhìn vào
tôi:
-
Con
được đậu vớt vào lớp đệ thất rồi đó.
Cả mấy đứa tôi ồ lên cùng một lúc, thắc
mắc, ba tôi thả cái nhìn về phía tôi:
-
Bộ
giáo dục gởi thông báo về cho phép trường mở thêm một lớp nữa, tên con được
Dính
vào hàng cuối cùng của danh sách.
Tôi rơi vào một cảm giác ngạc nhiên khá
thú vị, không biết mình có nghe lầm không đây? Tôi được đậu vớt và là vị trí cuối
cùng của bản danh sách. Cám ơn trời đã ban cho tôi sự may mắn vào giờ phút
chót. Tôi buông đũa đứng lên đi về phía ba:
-
Vậy
là con đậu đệ thất rồi hở ba?
Tôi muốn nghe lại câu trả lời của ba một
cách nghiêm chỉnh để biết mình không lầm:
-
Ừ,
con giỏi lắm! Ba mua xe đạp cho con rồi, chút nữa chú Liệu sẽ đem về.
Tôi ôm chầm lấy ba, tan loãng trong niềm
hạnh phúc sung sướng đến nghẹn ngào:
-
Con
cám ơn ba.
Tôi tưởng tượng, ngày mai tôi sẽ cùng với
con Tân đạp xe rong chơi trong các ngõ ngách của xóm làng. Trong lòng dâng lên
một niềm hân hoan khó tả, tôi nghiễm nhiên trở thành một nữ sinh Đồng Khánh kể
từ giây phút đó./
Phần 2- Nữ sinh Đồng Khánh
.
.
(Nguồn: Internet)
.
“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương
thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài
và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi bỗng nhiên
thấy lạ, cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự
thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học…” (1). .
Tôi nhẩm lại bài tập đọc lớp hai của cái thuở xa xưa ngày nào, đồng thời cái cảm giác rụt rè của buổi học đầu tiên ngày ấy ùa về trong kí ức tôi. Thế mà năm năm sau, cảm giác ấy đã trở lại với tôi qua một hình thái khác khi lần đầu tiên tôi bước chân vào ngôi trường nữ trung học Đồng Khánh!
.
Bỡ ngỡ, sợ sệt, lạ cảnh, lạ người… Cái cảm giác ấy theo dính tôi suốt cả tháng đầu tiên đến lớp. Chúng tôi học với nhiều Thầy Cô, không như tiểu học, chỉ có một cô giáo. Chị tôi vẫn thường khuyến khích tôi. Chị kể nhiều về ngôi trường Đồng Khánh cho tôi nghe, về các thầy, các cô… cho tôi biết. Chị chia sẻ với tôi niềm hãnh diện khi được làm một nữ sinh Đồng Khánh, ngôi trường đã có một bề dày lịch sử đáng trân trọng.
Tôi nhẩm lại bài tập đọc lớp hai của cái thuở xa xưa ngày nào, đồng thời cái cảm giác rụt rè của buổi học đầu tiên ngày ấy ùa về trong kí ức tôi. Thế mà năm năm sau, cảm giác ấy đã trở lại với tôi qua một hình thái khác khi lần đầu tiên tôi bước chân vào ngôi trường nữ trung học Đồng Khánh!
.
Bỡ ngỡ, sợ sệt, lạ cảnh, lạ người… Cái cảm giác ấy theo dính tôi suốt cả tháng đầu tiên đến lớp. Chúng tôi học với nhiều Thầy Cô, không như tiểu học, chỉ có một cô giáo. Chị tôi vẫn thường khuyến khích tôi. Chị kể nhiều về ngôi trường Đồng Khánh cho tôi nghe, về các thầy, các cô… cho tôi biết. Chị chia sẻ với tôi niềm hãnh diện khi được làm một nữ sinh Đồng Khánh, ngôi trường đã có một bề dày lịch sử đáng trân trọng.
Ngày theo ngày, tôi đến lớp với tâm trạng
của một “Nữ Sinh Đồng Khánh”. Tôi tự nhủ phải cố gắng làm sao để xứng đáng là một
nữ sinh của trường nữ trung học tiếng tăm này. Ý nghĩ ấy đã giúp tôi có một niềm
phấn khởi lạ lùng.
.
Học sinh Đồng Khánh từ lớp đệ thất lên đệ tứ, chúng tôi không bắt buộc mặc áo dài như các chị lớp đệ tam trở lên. Tôi vẫn thích mặc những chiếc áo đầm do mẹ tôi may. Lớn dần theo ngày tháng, tôi bắt đầu tập mặc áo dài, lúc đầu hơi bị vướng víu, khó chịu, sau đó quen dần và đường nét của chiếc áo dài đã biến tôi thành một thiếu nữ từ lúc nào không biết. Hàng ngày những chiếc áo dài của chúng tôi hòa trong Huế, khoác lên cho Huế một vẻ tinh khiết lạ thường. Huế nên thơ và đẹp từ buổi sớm tinh mơ dưới làn sương mờ ảo bềnh bồng cho đến khi mặt trời ló dạng. Với những tà áo trắng, Huế lung linh theo từng tia nắng ấm mùa thu, chen nhau giữa những cành phượng vĩ, giữa nắng vàng, lá xanh pha trộn với những tà áo trắng nữ sinh Đồng Khánh, khi tung tăng bên lề đường Lê Lợi, khi đằm thắm duyên dáng trên những chiếc xe đạp hàng đôi, hàng ba nghênh ngang chạy dọc suốt con đường dưới hai hàng phượng vĩ xanh um. Tôi mê trường tôi, mê cái tính nghịch ngợm phá phách rất ngây thơ của đám học trò đệ nhất cấp chúng tôi. Và tôi cũng thích thú khi nhìn thấy những nam sinh trường Quốc Học, rụt rè theo đuôi các nữ sinh Đồng Khánh một cách kiên nhẫn sau mỗi buổi tan trường.
.
Trong các cô giáo, tôi sợ nhất cô Dần giám thị, với gương mặt rất nghiêm, hiếm khi thấy được nụ cười trên khóe môi ấy. Cô sẵn sàng phạt không thương tiếc những học sinh vi phạm nội quy nhà trường. Thứ nhất là đi học trễ, thứ nhì ăn mặc không đàng hoàng và rất không may cho học sinh nào quên mang huy hiệu. Huy hiệu chính là bảng tên, được thêu tay trên một miếng vải riêng biệt rồi may hẳn vào ngực áo bên tay trái. Mỗi cấp lớp thêu một màu viền bảng tên khác nhau, đệ thất màu cam, đệ lục màu xanh lục, đệ ngũ màu vàng, đệ tứ là lớp cuối của bậc trung học đệ nhất cấp, huy hiệu được viền màu đỏ. Lên đệ nhị cấp gồm các lớp đệ tam, đệ nhị và đệ nhất. Bảng tên lớp đệ tam có viền màu xanh dương, đệ nhị màu hồng và sau hết đệ nhất màu tím. Nữ sinh đệ nhị cấp bắt buộc phải mặc áo dài với áo lót bên trong, ai đến lớp không mặc áo lót mà không may gặp cô giám thị thì câu nói đầu tiên để mong tránh được những lời phê xấu vào học bạ là: “thưa cô, em quên, cho em nghỉ giờ đầu về nhà mặc áo lót”, hay cũng có thể bị cho nghỉ luôn buổi học hôm đó. Do những luật lệ khắc khe như thế mà nữ sinh Đồng Khánh đã trở thành một biểu tượng đặc biệt cho người phụ nữ Huế. Thùy mị, nết na, đoan trang… và vì vậy mà họ trở thành thần tượng của các nam sinh trường Quốc Học và nhiều trường khác trong thành phố. Rất nhiều những nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ… đã được nổi tiếng nhờ vào những áng văn thơ, những bài nhạc ca ngợi người con gái Huế. Những mối tình thầm kín có khi cũng được gởi gắm vào những dòng thơ, những nốt nhạc… để rồi Huế vì thế mà trở nên sâu lắng và lãng mạn hơn.
.
.
Học sinh Đồng Khánh từ lớp đệ thất lên đệ tứ, chúng tôi không bắt buộc mặc áo dài như các chị lớp đệ tam trở lên. Tôi vẫn thích mặc những chiếc áo đầm do mẹ tôi may. Lớn dần theo ngày tháng, tôi bắt đầu tập mặc áo dài, lúc đầu hơi bị vướng víu, khó chịu, sau đó quen dần và đường nét của chiếc áo dài đã biến tôi thành một thiếu nữ từ lúc nào không biết. Hàng ngày những chiếc áo dài của chúng tôi hòa trong Huế, khoác lên cho Huế một vẻ tinh khiết lạ thường. Huế nên thơ và đẹp từ buổi sớm tinh mơ dưới làn sương mờ ảo bềnh bồng cho đến khi mặt trời ló dạng. Với những tà áo trắng, Huế lung linh theo từng tia nắng ấm mùa thu, chen nhau giữa những cành phượng vĩ, giữa nắng vàng, lá xanh pha trộn với những tà áo trắng nữ sinh Đồng Khánh, khi tung tăng bên lề đường Lê Lợi, khi đằm thắm duyên dáng trên những chiếc xe đạp hàng đôi, hàng ba nghênh ngang chạy dọc suốt con đường dưới hai hàng phượng vĩ xanh um. Tôi mê trường tôi, mê cái tính nghịch ngợm phá phách rất ngây thơ của đám học trò đệ nhất cấp chúng tôi. Và tôi cũng thích thú khi nhìn thấy những nam sinh trường Quốc Học, rụt rè theo đuôi các nữ sinh Đồng Khánh một cách kiên nhẫn sau mỗi buổi tan trường.
.
Trong các cô giáo, tôi sợ nhất cô Dần giám thị, với gương mặt rất nghiêm, hiếm khi thấy được nụ cười trên khóe môi ấy. Cô sẵn sàng phạt không thương tiếc những học sinh vi phạm nội quy nhà trường. Thứ nhất là đi học trễ, thứ nhì ăn mặc không đàng hoàng và rất không may cho học sinh nào quên mang huy hiệu. Huy hiệu chính là bảng tên, được thêu tay trên một miếng vải riêng biệt rồi may hẳn vào ngực áo bên tay trái. Mỗi cấp lớp thêu một màu viền bảng tên khác nhau, đệ thất màu cam, đệ lục màu xanh lục, đệ ngũ màu vàng, đệ tứ là lớp cuối của bậc trung học đệ nhất cấp, huy hiệu được viền màu đỏ. Lên đệ nhị cấp gồm các lớp đệ tam, đệ nhị và đệ nhất. Bảng tên lớp đệ tam có viền màu xanh dương, đệ nhị màu hồng và sau hết đệ nhất màu tím. Nữ sinh đệ nhị cấp bắt buộc phải mặc áo dài với áo lót bên trong, ai đến lớp không mặc áo lót mà không may gặp cô giám thị thì câu nói đầu tiên để mong tránh được những lời phê xấu vào học bạ là: “thưa cô, em quên, cho em nghỉ giờ đầu về nhà mặc áo lót”, hay cũng có thể bị cho nghỉ luôn buổi học hôm đó. Do những luật lệ khắc khe như thế mà nữ sinh Đồng Khánh đã trở thành một biểu tượng đặc biệt cho người phụ nữ Huế. Thùy mị, nết na, đoan trang… và vì vậy mà họ trở thành thần tượng của các nam sinh trường Quốc Học và nhiều trường khác trong thành phố. Rất nhiều những nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ… đã được nổi tiếng nhờ vào những áng văn thơ, những bài nhạc ca ngợi người con gái Huế. Những mối tình thầm kín có khi cũng được gởi gắm vào những dòng thơ, những nốt nhạc… để rồi Huế vì thế mà trở nên sâu lắng và lãng mạn hơn.
.
(Nguồn: Internet)
"Anh mê sảng theo chiều tắt chậm
"Chiều đang say u tình vừa ngấm
"Hai hàng cây thương nhớ mặt trời
"Chiều nay về O nhớ thương ai
"Chiều nay về chắc Anh nhuốm bịnh (2)
"Chiều đang say u tình vừa ngấm
"Hai hàng cây thương nhớ mặt trời
"Chiều nay về O nhớ thương ai
"Chiều nay về chắc Anh nhuốm bịnh (2)
.
Đồng Khánh là ngôi trường nữ duy nhất của
Huế dạy đủ các môn văn chương, thể dục thể thao và kĩ thuật. Cho dù giáo dục bị
ảnh hưởng nhiều vào nền văn hóa Pháp, nhưng nhà trường đã biết cách chọn lựa những
gì phù hợp để đưa vào chương trình giảng dạy. Các cô, thầy của trường là những
con người mẫu mực nhất của Huế đô. Tôi vẫn không bao giờ quên các cô Hạnh Phước-dạy
toán, cô Quế Hương-dạy anh văn, cô Thanh Thu và cô Mỹ-dạy vạn vật, cô Tuyết dạy
thể dục… Về nữ công gia chánh thì cô Tiếp là người rất tận tâm, những buổi triển
lãm về thêu thùa, may vá… cô là người đem đến cho trường nhiều lời khen ngợi nhất.
Cô thường xuyên phát động phong trào tặng khăn tay cho các anh chiến sĩ, những
chiếc khăn vải trắng mềm mại được học sinh thêu rua viền chung quanh, trên nền
khăn là một cành hoa, một đôi chim… Tất cả khăn thêu được góp lại và cô chọn lựa
một số khăn đẹp với đường thêu sắc sảo để gởi ra chiến tuyến. Rồi cũng từ đó đã
nảy sinh những câu chuyện tình nhẹ nhàng và kín đáo giữa “em hậu phương, anh tiền
tuyến” do những chiếc khăn tay vô tình làm nhịp cầu nối những bến bờ yêu
thương.
.
Các thầy cô Đồng Khánh, ai cũng có một nét đặc biệt rất riêng, nét nghiêm nghị, nhẹ nhàng của những người đứng trên bục giảng. Học trò chúng tôi rất sợ thầy cô, sợ mà thương, mà quý, mà gần gũi nhau bên những trang giáo án và bài học, bài làm hàng ngày. Lứa học trò trung học đệ nhất cấp chúng tôi đa phần là nghịch ngợm, phá phách. Thầy Hạnh và Thầy Tuyến là hay bị học trò chúng tôi phá nhất. Người xưa nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” quả là không sai. Có hôm trong giờ vật lý, một trò đã nghịch ngợm quấn một con tắc kè vào khăn lau bảng, khi cầm khăn lên thì con tắc kè phóng ra, bò đi mất. Thầy rất giận nhưng không hề lớn tiếng, thầy bình tĩnh nhẹ nhàng bước xuống từng hàng ghế, nhìn vào mặt từng đứa chúng tôi và hỏi:
Các thầy cô Đồng Khánh, ai cũng có một nét đặc biệt rất riêng, nét nghiêm nghị, nhẹ nhàng của những người đứng trên bục giảng. Học trò chúng tôi rất sợ thầy cô, sợ mà thương, mà quý, mà gần gũi nhau bên những trang giáo án và bài học, bài làm hàng ngày. Lứa học trò trung học đệ nhất cấp chúng tôi đa phần là nghịch ngợm, phá phách. Thầy Hạnh và Thầy Tuyến là hay bị học trò chúng tôi phá nhất. Người xưa nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” quả là không sai. Có hôm trong giờ vật lý, một trò đã nghịch ngợm quấn một con tắc kè vào khăn lau bảng, khi cầm khăn lên thì con tắc kè phóng ra, bò đi mất. Thầy rất giận nhưng không hề lớn tiếng, thầy bình tĩnh nhẹ nhàng bước xuống từng hàng ghế, nhìn vào mặt từng đứa chúng tôi và hỏi:
-
Em
nào?
Cả lớp im lặng. Đến bàn của bạn Phương
Hoa Thầy ngừng lại hỏi thêm lần nữa:
-
Em
nào thì đứng lên tự nhận lỗi, khỏi mất thì giờ. Nếu không Thầy sẽ mời giám thị
đến.
Cả lớp vẫn im phăng phắc. Những lúc như
thế, tôi mới thấy được phong cách của một nhà mô phạm nơi Thầy, đó là tính
nghiêm trang, điềm tĩnh. Thầy vẫn đứng ngay bên cạnh bàn của bạn Phương Hoa
không đi thêm bước nào nữa. Thầy biết ai là thủ phạm rồi, nhưng thầy muốn tự học
trò nhận tội. Trong lớp, Phương Hoa là học sinh xuất sắc nhất, bạn ấy giỏi đều
các môn. Năm nào Phương Hoa cũng lãnh phần thưởng hạng nhất. Bù lại thì bạn ấy
là đứa nghịch phá nhất lớp. Lần thứ ba, một cách trìu mến, Thầy nhìn thẳng vào
Phương Hoa:
- Là
em phải không? Thầy biết là em chứ không ngoài ai khác, em đứng lên cho tôi.
Phương Hoa đứng lên một cách ngoan
ngoãn, im lặng cúi đầu nhận lỗi. Tiết học vật lý hôm đó, bạn ấy bị phạt. Thầy
cho xuống bàn cuối lớp, ngồi một mình chép phạt hai tờ giấy tập học trò câu
“Xin lỗi Thầy, lần sau em không dám”. Thầy
không đuổi bạn ấy ra khỏi lớp vì trong thâm tâm Thầy, Phương Hoa là đứa học trò
Thầy rất thuơng. Chép phạt chỉ là hình thức nhẹ trước mặt cả lớp. Tuy thương đứa
học trò nghịch phá như thế nhưng cuối năm, bạn ấy không được nhận phần thưởng
do cái tội đem tắc kè dọa Thầy. Sự nghịch ngợm phá phách của chúng tôi muôn màu
muôn vẻ không làm sao kể hết. Đối với các chị đệ nhị cấp, chúng tôi có cách nghịch
khác, chị nào đẹp là chúng tôi tự động bầu chọn hoa khôi và theo đuôi nhìn ngắm.
Có khi làm các chị phải đỏ mặt mắc cở vì những câu chọc phá vu vơ.
.
Giờ chơi chúng tôi thường tụ năm, tụ ba
rủ nhau đi ăn hàng hoặc theo các chị hoa khôi ở các lớp trên. Mỗi đứa chọn cho
mình một thần tượng, rồi đi theo xăm xoi, nhìn ngắm, làm quen, chuyện trò… thậm
chí tan trường cũng lén theo coi thần tượng của mình đã có “bồ” chưa. Điều dễ
thương nhất mà tôi không quên được là những mảnh thư vội viết, rồi vội nhét vào
tay thần tượng của mình, rồi vội bỏ chạy thật nhanh để làm sao biến mất khỏi tầm
nhìn của các chị. Thần tượng của tôi là chị Trà Mi, học lớp đệ nhị. Tôi bị mê hoặc
bởi nét đẹp hiền hậu ẩn dưới khuôn mặt trái soan, đôi mắt đa tình của chị hình
như biết dùng ngôn từ trước người đối diện, dáng người thon thả và mái tóc thề
đầy kín khoảng lưng ong đã tôn lên nét duyên thầm kín nơi chị. Tôi nhét vội vào
tay chị mảnh thư bị nhàu, cầm tấm giấy nhét trong tay, chị nhìn lại tôi và mỉm
cười, chị vui cho dù mảnh giấy chỉ nguệch ngoạc mấy chữ: “Chị đẹp quá! Chị làm chị kết nghĩa với em nghe chị”, hoặc là “Chị ơi, tên chị hay quá! Em mê chị…”. Và cứ thế,
tôi và chị trở nên thân thiết với
nhau. Một thứ tình cảm đơn sơ giản dị, không chút màu mè tô vẽ.
.
Dần dần, thời gian trôi qua, một cách vô tình, tôi trở thành con chim xanh đưa chị đến gần với anh tôi, một sinh viên kiến trúc học ở Sài Gòn. Những mảnh thư viết vội được thay thế bằng những lá thư tình viết trên tờ giấy pelure xanh mềm mại. Hình ảnh của chị, anh chỉ thấy qua tôi. Chị học ban C, nên đã dễ dàng chinh phục trái tim của anh qua những lá thư tình lãng mạn. Kể từ khi quen chị, những tháng hè của anh bỗng nhiên có một ý nghĩa đặc biệt hơn bao giờ.
.
Từ Sài Gòn ra Huế, chỉ hai giờ máy bay, anh nghỉ suốt hai tháng hè với Huế, nơi có bóng dáng của chị, người anh thương. Họ trở thành đôi nhân tình đẹp của xứ Huế. Sự xuất hiện của hai người trong không gian nhỏ bé của Huế, cũng như bao nhiêu đôi nhân tình khác, đã làm cho Huế trở nên lãng mạn, kiêu kỳ. Anh tôi cao gầy trong chiếc áo sơ mi trắng sánh bước bên chị nhỏ nhắn thanh tao, mái tóc buông dài xuống bờ vai như một kiểu trang điểm của đa phần con gái Huế, đã tôn lên nét đài các quý phái của chị.
.
Dần dần, thời gian trôi qua, một cách vô tình, tôi trở thành con chim xanh đưa chị đến gần với anh tôi, một sinh viên kiến trúc học ở Sài Gòn. Những mảnh thư viết vội được thay thế bằng những lá thư tình viết trên tờ giấy pelure xanh mềm mại. Hình ảnh của chị, anh chỉ thấy qua tôi. Chị học ban C, nên đã dễ dàng chinh phục trái tim của anh qua những lá thư tình lãng mạn. Kể từ khi quen chị, những tháng hè của anh bỗng nhiên có một ý nghĩa đặc biệt hơn bao giờ.
.
Từ Sài Gòn ra Huế, chỉ hai giờ máy bay, anh nghỉ suốt hai tháng hè với Huế, nơi có bóng dáng của chị, người anh thương. Họ trở thành đôi nhân tình đẹp của xứ Huế. Sự xuất hiện của hai người trong không gian nhỏ bé của Huế, cũng như bao nhiêu đôi nhân tình khác, đã làm cho Huế trở nên lãng mạn, kiêu kỳ. Anh tôi cao gầy trong chiếc áo sơ mi trắng sánh bước bên chị nhỏ nhắn thanh tao, mái tóc buông dài xuống bờ vai như một kiểu trang điểm của đa phần con gái Huế, đã tôn lên nét đài các quý phái của chị.
Bạn bè cùng lớp ai cũng tấm tắc khen ngợi.
Huế có những điểm hẹn tình tứ dành riêng cho những đôi tình nhân, đó là Lăng Tự
Đức, Chùa Linh Mụ, Dòng Thiên An, Điện Hòn Chén… Chị đã đưa anh tôi đi khắp,
không sợ Huế đàm tiếu xôn xao. Con gái Huế ít nhiều cũng phải tiêm nhiễm chút
lãng mạn trong tâm hồn, ai không lãng mạn thì chưa đúng là con gái của xứ thần
kinh mơ mộng. Đức tính lãng mạn của con gái Huế đã làm cho Huế có một sức quyến
rũ lạ thường. Anh tôi đã bị cuốn hút ngay vào đôi mắt biết nói của chị. Những
chiếc áo dài lụa trắng chị mặc đến lớp, anh đã chấm phá lên những bông hoa với
sắc màu nhẹ nhàng, làm cho chiếc áo có một nét đẹp rất riêng. Những tháng hè
qua nhanh, ngày trở về Sài Gòn, trước lúc chia tay, anh đã chân thành bày tỏ:
- Anh không phải nhà văn, cũng không là nhà thơ hay nhạc sĩ để lưu lại cho Trà Mi
- Anh không phải nhà văn, cũng không là nhà thơ hay nhạc sĩ để lưu lại cho Trà Mi
những
áng văn thơ hay bài nhạc. Anh chỉ là một sinh viên kiến trúc, mà người kiến
trúc thường có năng khiếu về nghệ thuật. Đây là món quà anh tặng Trà Mi để kỉ
niệm.
.
Chị cảm động cầm món quà trong tay, một cái áo dài được anh vẽ lên hình ảnh của mấy nhịp cầu Trường Tiền, bên cạnh là bóng dáng mờ ảo của người con gái anh thương. Chị nhớ lại chiếc áo dài đó từ lâu anh hỏi mượn chị, cho đến hôm nay, trả về cố chủ, anh biến nó thành một chiếc áo dài khác, mới hoàn toàn, một tác phẩm nghệ thuật mà anh đã bỏ công sáng tạo với tất cả tình thương yêu trân quý của mình. Ôm chiếc áo vào lòng và bằng đôi mắt, chị thầm nói “cám ơn”
.
Những ngày hè của tôi đã không vô nghĩa ít nhất cho anh tôi và sau đó là chị. Ngày vào năm học mới, chị lên lớp đệ nhất, tôi thấy chị người lớn hẳn ra. Chị trở nên kín đáo và hay có những phút giây tư lự xa xăm làm cho tôi không dám đến gần chị. Tôi không muốn phá vỡ dòng suy nghĩ của chị vào những lúc như thế ... Tình yêu, phải rồi, tình yêu có phép mầu làm cho chị thay đổi một cách lạ lùng. Chị đẹp hơn và hình như trong trái tim nhỏ bé của chị đang có một khoảng trời riêng cho mình và người chị yêu. Tôi không còn cơ hội thân thiết với chị như ngày nào. Ngược lại tôi thường được anh tôi hỏi han, chăm sóc. Trong mắt anh, tôi trở thành một trạm thông tin liên lạc đáng tin cậy.
.
Chị cảm động cầm món quà trong tay, một cái áo dài được anh vẽ lên hình ảnh của mấy nhịp cầu Trường Tiền, bên cạnh là bóng dáng mờ ảo của người con gái anh thương. Chị nhớ lại chiếc áo dài đó từ lâu anh hỏi mượn chị, cho đến hôm nay, trả về cố chủ, anh biến nó thành một chiếc áo dài khác, mới hoàn toàn, một tác phẩm nghệ thuật mà anh đã bỏ công sáng tạo với tất cả tình thương yêu trân quý của mình. Ôm chiếc áo vào lòng và bằng đôi mắt, chị thầm nói “cám ơn”
.
Những ngày hè của tôi đã không vô nghĩa ít nhất cho anh tôi và sau đó là chị. Ngày vào năm học mới, chị lên lớp đệ nhất, tôi thấy chị người lớn hẳn ra. Chị trở nên kín đáo và hay có những phút giây tư lự xa xăm làm cho tôi không dám đến gần chị. Tôi không muốn phá vỡ dòng suy nghĩ của chị vào những lúc như thế ... Tình yêu, phải rồi, tình yêu có phép mầu làm cho chị thay đổi một cách lạ lùng. Chị đẹp hơn và hình như trong trái tim nhỏ bé của chị đang có một khoảng trời riêng cho mình và người chị yêu. Tôi không còn cơ hội thân thiết với chị như ngày nào. Ngược lại tôi thường được anh tôi hỏi han, chăm sóc. Trong mắt anh, tôi trở thành một trạm thông tin liên lạc đáng tin cậy.
.
Khi chị chuẩn bị làm cô tú II thì tôi bắt đầu lên chương trình cuối cấp trung học đệ nhất cấp, lớp đệ tứ. Tôi bắt đầu tập mặc áo dài. Hình dáng cô nữ sinh Đồng Khánh nơi tôi đã dần dần mang một ý nghĩa thầm kín: “con đã lớn, phải nết na thùy mị, phải dịu dàng đoan trang…”, đó là câu nói mà mẹ tôi thưởng nhắc nhở. Phải, tôi đủ lớn để hiểu rằng người con gái Huế uống nước dòng Hương “con sông dùng dằng con sông không chảy, sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (3), bởi thế cho nên mỗi người con gái Huế là một bản tình ca không bao giờ có đoạn kết, bởi cứ dùng dằng trôi nỗi trong sâu thẳm trái tim mình, yêu lắm đó, nhớ thật nhiều, nhưng cứ phải dè chừng, e ngại… thôi, không dám, chi lạ rứa… Như thi sĩ Lưu Trần Nguyễn, đã có một bài thơ lột toát ra hết những nét nũng nịu dễ thương của người nữ sinh Đồng Khánh khi trái tim bắt đầu lỗi nhịp bởi hơi thở của tình yêu, với phong thái nết na rất riêng mà thiên nhiên đã ban tặng cho họ vào những lúc tan trường:
Khi chị chuẩn bị làm cô tú II thì tôi bắt đầu lên chương trình cuối cấp trung học đệ nhất cấp, lớp đệ tứ. Tôi bắt đầu tập mặc áo dài. Hình dáng cô nữ sinh Đồng Khánh nơi tôi đã dần dần mang một ý nghĩa thầm kín: “con đã lớn, phải nết na thùy mị, phải dịu dàng đoan trang…”, đó là câu nói mà mẹ tôi thưởng nhắc nhở. Phải, tôi đủ lớn để hiểu rằng người con gái Huế uống nước dòng Hương “con sông dùng dằng con sông không chảy, sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (3), bởi thế cho nên mỗi người con gái Huế là một bản tình ca không bao giờ có đoạn kết, bởi cứ dùng dằng trôi nỗi trong sâu thẳm trái tim mình, yêu lắm đó, nhớ thật nhiều, nhưng cứ phải dè chừng, e ngại… thôi, không dám, chi lạ rứa… Như thi sĩ Lưu Trần Nguyễn, đã có một bài thơ lột toát ra hết những nét nũng nịu dễ thương của người nữ sinh Đồng Khánh khi trái tim bắt đầu lỗi nhịp bởi hơi thở của tình yêu, với phong thái nết na rất riêng mà thiên nhiên đã ban tặng cho họ vào những lúc tan trường:
.
.Tội tui lắm! Cách cho vài bước
Đừng đi gần hai đứa song đôi
Xa xa cho kẻo bạn tui cười
Mai vô lớp cả trường dị nghị.
.
Theo chi rứa, răng mà không biết dị
.
Theo chi rứa, răng mà không biết dị
Thôi được rồi đưa lá thư đây
Mai tan trường đợi ở gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết. (4)
.
.
Con gái Huế hay e dè, sợ sệt…, đó là bản tính của Trâm, bạn chung lớp
với tôi suốt thời gian trung học. Trâm không đẹp nhưng có duyên, nét duyên của
bạn ấy ẩn kín bên trong, càng nhìn càng thấy cuốn hút. Vì thế Trâm có nhiều
chàng Quốc Học theo đuôi. Nhà chúng tôi ở gần nhau, bởi thế nên chúng tôi trở
thành đôi bạn học thân thiết. Do Trâm có nhiều cái đuôi theo đuổi nên tôi trở
thành một trạm trung gian cho mọi trao gởi tâm tư tình cảm giữa Trâm và những
cái đuôi dễ ghét. Tôi không hiểu đẹp là cái tội hay là điều may mắn cho bạn
mình. Nếu là may mắn thì cớ gì Nguyễn Du lại cho rằng:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nổi truân chiêng…
.
.
Nhà tôi ở ngay cạnh con sông Hương thơ mộng,
bên kia sông là cồn Hến. Đó là một cù lao nhỏ do đất bồi lâu ngày mà nên. Bên
kia cồn Hến là Vĩ Dạ. Bên này là phường Phú Cát, có con đường Chi Lăng chạy dài
từ cầu Gia Hội xuống đến Bãi Dâu. Bởi đất bồi nên cồn Hến rất màu mỡ, cây cối
xum xuê. Trên đó người ta trồng rất nhiều bắp và rất tốt trái. Người dân nơi
đây sống nhờ nghề cào hến từ sông Hương, nên tên Cồn Hến được hình thành và
truyền miệng cho đến ngày nay. Đến Huế ai không biết Cồn Hến với hai món ăn dân
giả chè bắp và cơm hến là một thiếu sót lớn.
.
.
Do phong cảnh yên tĩnh và thoáng mát ở
nhà tôi, nên Trâm và tôi thường cùng
nhau
tụ họp, học hành và tâm sự. Bên cạnh những bài tập là những câu chuyện tình nho
nhỏ của Trâm thường được chúng tôi mang ra bàn luận, mổ xé. Một hôm Trâm đưa
cho tôi một bức thư viết trên một tờ giấy tập học trò với nét chữ thật đẹp:
-
Mi
đọc cái thư ni đi, thấy răng?
Tôi chăm chú nhìn vào đôi mắt lá răm của
Trâm:
-
Con
ni thiệt là, thơ của mi mà hỏi tau răng là răng?
Trâm cau mày:
-
Tau
nói coi thì cứ coi đi, tên ni viết thơ hay quá, mi đọc thì biết.
Như ra vẻ sành điệu:
-
Thì
dân ban C, thì văn chương chữ nghĩa rồi.
Trâm phản đối:
-
Không,
nó học ban toán.
-
Răng
mi biêt?
-
Cả
đám đi sau lưng bàn tán về bài vở… nên tau biết.
Tôi xìu giọng:
-
Học
ban toán mà viết chữ đẹp, văn hay như rứa thì thứ nhất là nó nhờ ai viết, thứ
nhì
là nó đúng là học sinh giỏi thiệt rồi.
Tôi nhìn Trâm, đứa học trò mới chừng ấy
tuổi đã trổ mòi rung động trước những tỏ tình bâng quơ:
-
Coi
lo học đi, bày đặt yêu đương là mệt đó Trâm ơi.
Tôi hiểu Trâm hơn ai hết. Những buồn vui
khốn khó trong gia đình, Trâm đều tâm sự với tôi. Bản tính hiền lành, thật thà
của Trâm làm cho tôi thương và quý bạn vô cùng. Ba tôi vui khi thấy tôi và Trâm
chăm chỉ học hành. Ông thường hỏi thăm gia đình Trâm để an tâm trong việc giao
lưu bạn bè của con gái. Ba tôi là thế, rất nghiêm khắc trong giáo dục con cái,
vì ông sợ “gần mực thì đen”. Trong
đám bạn tôi, đứa nào không được, nhìn sơ qua là ba tôi biết ngay. Ông thường
can ngăn tôi khi thấy xuất hiện vài đứa bạn nghịch ngợm. Lắm khi tôi cảm thấy
buồn vì ba tôi đã can thiệp vào đời sống riêng tư của tôi quá nhiều. Một bữa
Ánh, bạn tôi, ghé qua nhà hỏi bài. Ba tôi đã nhìn với đôi mắt không mấy thiện cảm
khi thấy cách ăn mặc của bạn ấy:
-
Bạn
con à? Là con cái nhà ai mà ăn mặc khó coi vậy?
Hôm đó Ánh mặc một cái mini jupe, khoe cặp
giò dài trắng nõn:
-
Ba
ơi, bạn bè phải có đứa này, đứa nọ. Con Ánh nó vậy chứ nó học rất giỏi. Ba
không
biết
đâu, bảng danh dự quanh năm đó ba.
Nghe vậy ba tôi bớt nghiêm khắc hơn đối
với những đứa bạn đến chơi nhà. Cho đến một hôm tình cờ ông bắt gặp một lá thư
của Trâm gởi cho bạn trai, ba tôi đã không nói gì, âm thầm cấm không cho tôi
chơi với Trâm nữa. Tôi không biết trong thư Trâm đã viết gì và vì sao ba tôi biết
mà khắt khe với nó đến thế. Kể từ hôm đó, Trâm không đến nhà tôi và cũng thường
bỏ học. Tôi ray rứt trong lòng và đã tìm đến nhà Trâm vào một buổi trưa, vắng vẻ.
Gặp tôi Trâm khóc òa
-
Mi
răng rứa? Răng không đi học?
Trâm lắc đầu nghẹn ngào không nói.
-
Con
ni, có chi thì cứ nói ra, mắc mớ chi mà không đi học?
Trâm nói trong nước mắt:
-
Chắc
tau nghỉ học luôn, tau xấu hổ quá mi ơi.
Tôi lắc mạnh người Trâm:
-
Chuyện
chi mà xấu hổ, nói cho tau nghe coi. Mi điên rồi à.
Trâm quay ngoắc người vô nhà:
-
Mi
đi về đi, nói với nhà trường là tau nghỉ học luôn. Mi cũng đừng tới tìm tau nữa.
Tôi ra về mang theo một mớ âu lo như tơ
nhện, cố tìm cho ra một lý lẻ trong gia đình Trâm để biện minh cho việc nó bỏ học.
Ba mẹ nó biết chưa? Có nên nói cho ba mẹ Trâm biết chuyện nó bỏ học không? Mà nếu
tôi không nói, nhà trường cũng sẽ báo về cho gia đình biết. Tôi lục lọi trong
suy nghĩ của mình, từ khi ba tôi biết được lá thơ Trâm gởi cho bạn trai nó, tiếp
theo là cấm không cho tôi và Trâm gặp nhau, rồi bây giờ là ý định bỏ học và còn
nói là xấu hổ… Nó xấu hổ chuyện chi? Và rồi một buổi sáng tôi vừa dắt xe ra khỏi
cổng để đi học,Trâm đã xuất hiện nói lời tạm biệt với tôi. Huế từ lúc đó đã mất
đi một người con gái đẹp. Trâm bỏ Huế, bỏ trường lớp và bạn bè thân yêu, bởi chỉ
một lý do riêng mình bạn ấy biết. Tôi vẫn hy vọng và chờ đợi một ngày nào đó
Trâm sẽ quay về…
Rồi mùa thi tốt nghiệp trung học đệ nhất
cấp cũng gần kề, tôi miệt mài với bài vở, không còn nhớ gì đến Trâm. Tôi phải
rèn luyện thêm môn toán và dành nhiều thời gian cho việc “gạo” bài suốt mùa học
năm đó. Sự siêng năng chăm chỉ đã giúp tôi có kết quả tốt trong kì thi chuyển cấp.
Khi tôi lên lớp đệ tam thì chị Trà Mi đã rời Đồng Khánh. Chị trở thành một sinh
viên của trường đại học văn khoa. Tôi không còn phá phách như xưa. Tôi đã lớn,
đã là một thiếu nữ để làm gương cho lớp đàn em đệ nhất cấp.
(1)
Tôi
đi học của Thanh Tịnh
(2) Qua mấy ngõ hoa của Mường Mán
(3) Thơ Thu Bồn
(4) Thơ Nữ Sinh Đồng Khánh
.
Phần
3: Theo bước thời gian
(Nguồn: Internet)
Mùa Đông xứ Huế trời
tối rất nhanh, giờ học trở nên ngắn lại. Những cơn mưa cuối mùa làm cho Huế ướt
sũng. Có sống ở Huế mới thấm thía với những sợi mưa dai dẳng suốt từ ngày này
qua ngày khác. Mưa lê thê thúi đất khiến cho mọi người trở nên lười biếng,
không muốn ra khỏi nhà, hoặc ngồi dính chặt bên ly cà phê bốc khói ở một quán
cóc nào đó, thả những vòng khói thuốc suy tư về thân phận, về đất nước con người…
Nếu sông Hương, núi Ngự, Đền Đài, Lăng Tẩm
rêu phong của Huế là nguồn sáng tác phong phú cho văn nhân, thi sĩ thì những
cơn mưa mùa đông của Huế, cũng sẽ lưu lại nhiều cảm xúc trong lòng họ. Nhà thơ Hồ Đắc Thiều Anh đã không cầm lòng nổi
trước cái lạnh buốt xương dưới một không gian phủ đầy màu lam mờ mịt vì mưa:
Khi mô em về thăm Huế xưa
Nhớ gói dùm anh một chút mưa
Gói thêm mớ lạnh từ chân tóc
Buốt thấu buồng tim vẫn chưa bưa.
.
Mùa đông xứ Huế là như thế, những cơn mưa xứ Huế phủ một màu lam sướt mướt
như thế. Chúng tôi vẫn ngày hai buổi đến trường và cảm thấy thú vị khi đạp xe
dưới mưa, trong chiếc ào tơi lùng phùng. Ai nhìn cảnh mưa Huế mà không dấy lên
trong lòng ít nhiều cảm xúc. Con đường Lê Lợi dưới mưa không còn là con đường
áo trắng hồn nhiên trong vắt, mà trở thành một con đường với đủ màu sắc xanh, đỏ,
tím, vàng… của những chiếc áo mưa. Huế hiện lên như một bức tranh thật đẹp, một
tác phẩm nghệ thuật dễ lay động lòng người. Chúng tôi đến trường, đứa nào cũng
ướt át, nhầy nhụa, nhưng tất cả đều đã thành thói quen đi sâu vào sinh hoạt đời
sống thường ngày. Có những hôm trời quang mây tạnh, có đứa không thèm mang áo
mưa theo, chiều về bỗng một cơn mưa xối xả đổ xuống… Thế là phải e thẹn vì áo
dài không che dấu hết những đường nét trên thân thể con gái dậy thì. Có mắc cở
thì chuyện cũng đã rồi, chỉ còn biết tấp xe vào một
hiên nhà nào đó trú mưa và tay ôm nghiêng chiếc cặp lên che ngang ngực, cúi đầu
khẽ nói: dị quá!
Mùa đông, Đồng Khánh
linh hoạt hẳn lên theo sắc màu của những chiếc áo len, áo manteaux của các thầy,
cô giáo. Tôi thích nhất cách chọn màu và kiểu áo của các cô Tịnh Nhơn, cô Quế
Hương và cô Hạnh Phước, màu sắc không lòe loẹt, kiểu áo giản dị, đơn sơ tôn lên vẻ quý phái của một người thầy trên bục giảng. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười (1)
Những ngày rét buốt của
mùa đông dần trôi qua. Nàng xuân bắt đầu lấp ló đâu đây chuyên chở những tia nắng
ấm về cho Huế. Nhịp sống của Huế đang lao xao chuyển mình đón Tết. Tết báo hiệu
cho một bắt đầu, cây cối bắt đầu đâm chồi nẩy lộc, các loài hoa cũng bắt đầu
khoe sắc. Mọi người cũng bắt đầu chuẩn bị cho những phiên chợ hoa ngày Tết.
Không khí rộn ràng tràn đầy niềm tin và hy vọng cho một năm mới với nhiều thành
công tốt đẹp hơn.
Một bất ngờ đã đến với
Huế khi những tràng pháo Giao Thừa vừa dứt thì tiếp theo là tiếng súng dòn dã
liên tục kéo dài trong nhiều ngày. Huế đẫm mình trong khói đạn chiến tranh. Lịnh
giới nghiêm được ban hành trói buộc mọi sinh hoạt của Huế. Trường học đóng cửa
vô thời hạn. Chúng tôi mỗi đứa một nơi, xếp sách vở khóa mình trong nhà. Nỗi lo
sợ đầy ắp, ẩn kín sau từng cánh cửa của mỗi gia đình. Một mùa xuân Mậu Thân đã
để lại cho Huế nhiều đau thương khổ nạn. Huế phủ đầy nước mắt, rền rỉ tiếng kêu
than và nhức nhối những nỗi đau thầm lặng. Chiến tranh nào mà không để lại những
vết thương cho con người. Hận thù nào mà không có kẻ còn người mất. Gia đình
nào cũng có người chia sẻ nỗi đau mất còn ấy, không biết lý do, không phân biệt
già trẻ, cũng không phải vì nghề nghiệp gì có ân oán hận thù với ai… họ thầm lặng
bị đưa đi vào những đêm chập choạng nửa sáng, nửa tối, rồi mãi mãi chẳng bao giờ
có ngày về. Ngày hôm qua mới là mi tau bè bạn, mà hôm nay chỉa súng, còng tay.
Mới hôm qua là thầy trò trên giảng đường mà hôm nay trò trói ké thầy bắt đi
chôn sống. Ôi! Huế đã có tội tình chi mà phải gánh chịu những tai ương khốn đốn
đến như thế!
Sau gần một tháng ngắc
ngoải trong hơi thở chiến tranh, sự bình yên đã trở lại với Huế. Gia đình tôi lần
lượt âm thầm trốn vào nam vì sợ… Nỗi sợ hãi mà ba tôi có lần đã trải qua vào
cái ngày rất xa, thời kháng chiến chống Tây của Việt Minh, khi sự chết kề cận
chỉ trong gang tấc. Con người cộng sản tàn ác đến độ không còn nhân tính. Không
riêng gì gia đình tôi, mọi người ai ai cũng mang một nỗi sợ hãi về cái Tết Mậu
Thân kinh hoàng, sợ trả thù. Cọng quân rút lui, Huế như vừa được nối nhịp thở với
trần gian. Huế được sống lại như vừa trở về từ cõi chết.
***
Sài Gòn vẫn còn dấu vết
chiến tranh của cuộc tổng tấn công Mậu Thân lịch sử. Chúng tôi lánh nạn ở nhà của
cậu là một trưởng ty điền địa của Sài Gòn nằm trên đường Hai Bà Trưng. Sáng
sáng, tôi thường nghe tiếng chuông vang vọng từ một ngôi nhà thờ gần đó, nhà thờ
Tân Định. Ngôi nhà thờ được xây dựng từ rất lâu, cùng thời với nhà thờ Đức Bà,
với qui mô lớn nhất Sài Gòn. Nhà Thờ sơn màu hồng với tháp chuông cao vút, uy
nghi nổi bật giữa khu đô thị trù phú, kế bên là chợ Tân Định.
Một buổi sáng, khi
Sài Gòn còn ướt đẫm sương mai, mọi người còn đắm trong giấc ngủ, tôi thả bộ đến
nhà thờ. Tôi không phải là một con chiên ngoan đạo, nhưng trong cuộc đời cũng
có những lúc ta cần sự tĩnh lặng cho riêng mình. Tôi khoanh tay im lặng trước
hình tượng Đức Mẹ bao dung. Một người phụ nữ bước vội vào nhà thờ, rất gần tôi,
chị quỳ gối trước tượng Đức Mẹ, mở nón xuống đặt bên cạnh, chị cung kính cầu
nguyện. Chị
nói như đang xưng tội với ngài:
-
Mẹ
ơi, con không biết làm sao mới xóa hết tội lỗi. Xin Mẹ cho con một lời khuyên
để
con được an tâm với cuộc đời còn lại.
Từ sâu thẳm trong trái tim, chị nghe lời
đáp trả:
-
Con
đã làm gì nên tội?
Cúi gầm mặt xuống, chị cố tránh tia nhìn từ
ánh mắt của Mẹ bao dung:
-
Con
đã lầm lỡ, có một đứa con không cha.
Loáng thoáng bên tai, chị nghe lời khích lệ của
Mẹ:
-
Con
không cha mà con vẫn nuôi nấng tốt, thế là con đã được xóa bớt tội rồi.
Chị khóc, lần này nỗi đau của chị bật thoát
ra ngoài. Chị xin Mẹ một ân huệ cuối cùng
cho
suốt cuộc đời còn lại:
-
Mẹ
ơi, con vẫn còn quá trẻ, con cần có một tương lai, để sau này có chút kiến thức
nuôi
dạy con của con.
Từ trên ngôi cao, chị thấy Mẹ độ lượng
dang tay, mở cho chị một con đường. Khi những cánh cửa chung quanh chị đã bị
đóng kín thì luôn luôn còn lại một cánh cửa mà Chúa bao dung đã dành sẵn cho mỗi
con người.
-
Nếu
thế con hãy đưa con của con đến đây cho ta.
Tôi vẫn đứng yên bên cạnh người
phụ nữ ấy và một cách vô tình, tôi đã nghe trọn vẹn
lời xưng tội của chị ta. Tôi khẽ liếc nhìn chị. Khuôn mặt có một
nét duyên ngầm mà tôi thấy rất quen. Cũng cặp mắt buồn vời vợi xa xăm ấy. Trong
thoáng chốc nét mặt của Trâm hiện về trong tôi. Phải rồi con Trâm. Trời ơi!
đúng là con Trâm rồi. Tôi hét lớn:
-
Trâm, Trâm ơi! Mi đó phải không?
Không cần chờ Trâm nhìn lại, tôi
nhảy bổ đến ôm chầm lấy bạn:
-
Trời ơi! Trâm ơi, mi đây rồi.
Tôi ôm chầm lấyTrâm. Tay trong
tay, hai đứa bồi hồi nhìn nhau rưng rưng ngấn lệ.
Chúng tôi đi vào ngôi thánh đường, tìm một băng ghế phía sau ngồi
và tâm sự. Tôi biết hết quãng đời gian nan mà Trâm đã sống. Tôi biết hết những
nhọc nhằn khốn đốn mà Trâm đã đi qua. Cuộc đời đã trải cho bạn ấy một tấm thảm
đầy chông gai thử thách, để đôi chân của Trâm trở nên chai cứng. Số kiếp như thế,
định mệnh khắc nghiệt như thế mà Trâm phải sống, phải vươn lên vì tương lai trước
mắt. Một con đường dài phía trước mà Trâm phải bước tới không chỉ cho riêng
nàng mà còn đứa con. Trâm điềm tĩnh:
-
Mi vô đây khi mô?
-
Mới vô chưa được một tháng. Cả nhà chạy loạn Mậu Thân mi ơi!
Tôi quay hẳn người sang nhìn kĩ
khuôn mặt bạn. Tôi thấy Trâm già hẳn đi, nét tươi
vui hồn nhiên ngày nào đã đã bị lớp bụi thời gian phủ lên một màn
ưu tư buồn phiền:
-
Tau nghe Huế đồn ầm lên cái việc mi bỏ đi với “ai đó” mà tau không
tin.
Trâm im lặng. Một năm trôi qua chẳng
còn chi để cho là xấu hổ hay tội lỗi… Từ cái
ngày tôi và bạn ấy cứ tíu ta tíu tít về những thằng con trai mặt
còn búng ra sữa, cứ lẽo đẽo theo đuôi. Còn nhỏ thế mà đứa nào đã cả gan dám vùi
dập một bông hoa vừa mới chớm nụ. Nghĩ thế tôi điên người và căm ghét cái thằng
“ai đó” nào đã nhẫn tâm đến như vậy. Thật
khốn nạn! Tôi ray rức trong lòng:
-
Rứa cả năm ni mi sống ra răng?
Trâm trang trải hết mọi uẩn khúc
chất chứa trong lòng bấy lâu nay cho tôi nghe:
-
Tau thuê một cái nhà nhỏ để ở rồi đi làm đủ mọi nghề, phụ bán hàng
cho các quán
vỉa hè, bán vé số, sáng sớm phụ bày hàng hóa cho các sạp ngoài chợ…
Tôi không làm sao
nghĩ ra bạn mình có thể thích nghi với hoàn cảnh sống cực khổ đến thế:
-
Làm răng mi sống được trong hoàn cảnh như thế với bụng mang dạ chửa
mi ơi!.
Trâm cười, có chút thách thức, bất
cần với cuộc sống hiện tại:
-
Hoàn cảnh nào cũng phải sống được chứ. Vì đứa con, tau nuôi mối hận
truyền kiếp với cái thứ đàn ông đểu cáng, sở khanh.
Tôi cắt đứt câu nói của
bạn:
-
Là ai? Ai là sở khanh, là đểu cáng với mi?
Trâm im lặng lắc đầu, cả hai đứa
đều im lặng. Tôi cố tìm lại trong kí ức những khuôn mặt ngày xưa mà Trâm quen biết. Là ai? Thì chỉ một mình bạn ấy biết.Tôi
hay ai biết thì cũng chỉ thế mà thôi, chẳng giúp gì được cho bạn khi mà mọi việc
đều đã rồi. Hãy để cho mọi điều lắng đọng trôi xuôi theo dòng thời gian, đi vào
quên lãng. Hãy để yên cho bạn ấy có riêng một khoảng đời gặm nhấm nỗi đau, nỗi
ân hận mà người xưa vẫn nói “khôn ba năm dại một giờ”. Một giờ lỡ dại để cho cả
một đời cưu mang nỗi hận
thù suốt kiếp. Tôi thăm chừng bạn về viễn cảnh tương
lai:
-
Rứa chừ mi sẽ làm gì để gọi là có chút kiến thức nuôi con? Chỉ có
một cách là đi học lại. Đầu tư cho kiến thức là con đường duy nhất để có một
tương lai vững chắc.
Trâm đưa mắt nhìn vào khoảng
không của thánh đường. Tôi ngậm ngùi xót xa cho phần số của bạn, mới ngày nào chung nhau từng giờ trên lớp, chung
nhau từng khoảng khắc ôn thi… Mớ kỉ niệm của những ngày ấy vụt trở về với Trâm:
-
Tau muốn trở về nhà, đi học
lại.
-
Rứa đứa con của mi thì làm sao?
-
Tau sẽ gởi vào trại trẻ mồ côi, nhờ các soeurs trông coi giúp.
Tôi nhìn chăm vào Trâm:
-
Mi bỏ con?
-
Chỉ còn cách đó là tốt nhất cho hoàn cảnh hiện tại của tau.
Tôi bàng hoàng trước
quyết định bỏ con của Trâm. Bạn ấy nói tiếp:
-
Xem như tau gởi con cho các soeurs, nơi đó có bà dì của tau, mỗi
năm, vào kì hè tau sẽ đến thăm.
Tôi nghĩ về Trâm, người con gái
được trời ban cho một nhan sắc mười phân vẹn mười như thế mà tại sao hạnh phúc không mỉm cười với bạn ấy.
-
Mi có nghĩ được một cách nào khác để cho mẹ đừng xa con không?
Trâm lắc đầu:
-
Không còn cách nào nữa. Tau chỉ có con đường trôi xuôi về phía trước
chứ không có sự quay ngược trở về phía sau. Khi rời bỏ Huế là tau đã chấp nhận
mọi khó khăn thử thách.
Tôi thấy Trâm có lý.
Hoàn cảnh cuộc sống cho dù khốn khó đến mấy, Trâm vẫn phải chiến thắng nghịch cảnh
để thể hiện giá trị của mình, đó mới là mẫu người mạnh mẽ, tự tin và sẽ thành công trong cuộc sống.
.
(1). Thơ Nguyễn Du
.
TÁC GIẢ: TÔN NỮ ÁO TÍM..
.
TÁC GIẢ: TÔN NỮ ÁO TÍM..
.
THƯ MỜI
Trân trọng kính mời
…………………………..
Vui lòng đến tham dự buổi giới thiệu
tác phấm
CON ĐƯỜNG
PHƯỢNG VĨ
của Tôn Nữ Áo Tím
được tổ chức tại CLB
Mây Bốn Phương
Số 730 S đường số 2
TP San Jose
Lúc 1:30 chiều Chủ Nhật, 8-10-2017
Dưới sự bảo trợ của:
Tuần báo Thằng Mỏ & NB Lê Văn Hải
Tuần báo PhụNữ Cali & NB Cao Ánh
Nguyệt
Cơ Sở Thi Văn Cội Nguồn & Tạp Chí
Nguồn
Hội Ái Hữu Quốc Học Đồng
Khánh
& Nhóm Đồng
Khánh70 Bắc Cali
Hội Đồng Hương ThừaThiên
Huế Bắc Cali
Nhà thơ Ngọc Bích
Bác Sĩ Phạm Đức Vượng
Sự hiện diện của quý vị là niềm vinh dự cho tác
giả, đồng thời là một khích lệ lớn lao cho Ban Tổ Chức
Xin liên lạc với BTC:
NB Cao Ánh Nguyệt - (408) 666-2293
NT Nguyễn Ngọc Bích - (408) 667-1714
NB Lê
Văn Hải - (408) 297-0545
BS Phạm Đức Vượng - (408) 937-1400
CHƯƠNG TRÌNH
MC: Phương Thư và Kim Sơn
1-
Nghi
thức khai mạc:
Chào Cờ và phút mặc
niệm.
2-
Giới
thiệu quan khách và thành phần tham dự.
3-
GT
Ban Tổ Chức.
4-
Chào
mừng quan khách:
NB Lê Văn Hải
5-
Hợp
ca: Ban Mây Ngàn Phương
6-
Giới
thiệu tác phẩm:
NV Song Nhị
7-
Giới
thiệu tác giả:
NV Diện Nghị
8-
Tác
Giả tâm tình:
Tôn Nữ Áo Tím
9-
Phát
biểu cảm tưởng:
NV Ngô Đức Diễm
NS Nguyễn Mạnh Hùng
10-
Lời
cám ơn của BTC
11-
BTC
mời dùng thức ăn nhẹ và giải khát trong lúc thưởng thức văn nghệ với những giọng
ca của: Thu Nga - Jenny - Kim Thư - Minh Nguyet - Cương Bùi - Lê Nguyễn - La Thăng - Kim Sơn
.
Tôn Nữ Áo Tím