Tuesday, July 5, 2022

Hai Thi Sĩ Nữ trùng Tên Thánh

 Bài viết của HỒ THỊ NGỌC-TRANG (ĐK67- B5, C2).

............
Emily Dickinson (1818-1848) and Emily Bronte (1830-1886)
(Nguồn: Internet).

Hai Thi Sĩ N trùng Tên Thánh

SOME KEEP THE SABBATH của Emily Dickinson

Some keep the Sabbath going to Church –

I keep it, staying at Home –

With a Bobolink for a Chorister –

And an Orchard, for a Dome –

Some keep the Sabbath in Surplice –

I, just wear my Wings –

And instead of tolling the Bell, for Church,

Our little Sexton – sings.

God preaches, a noted Clergyman –

And the sermon is never long,

So instead of getting to Heaven, at last –

I’m going, all along

(Người đời tuân giữ ngày Sa-bát bằng cách đi nhà thờ-

Tôi cử hành ngày Sa-bát ở nhà-

Với một con chim bìm bịp thay cho một dàn hợp xướng -

Và một vườn cây trái thay cho một mái vòm-

Người đời tuân giữ ngày Sa-bát bằng cách mặc áo thụng-

Tôi, chỉ đeo đôi cánh của mình-

Và thay vì rung chuông, cho nhà thờ,

Ông từ bé nhỏ cùa tôi- ca vang

Thượng Đế thuyết giáo, vị giáo sĩ lừng danh-

Mà bài rao giảng không bao giờ dài dòng,

Thế là thay vì đến thiên đàng vào phút cuối-

Tôi lên đường ngay phút này.)

Khác với các giáo dân chăm đi lễ vào ngày Sa-bat- ngày Chúa nhật- tại nhà thờ, có ca đoàn, có mái vòm, có y phục tề chỉnh thì thi sĩ ở nhà để được bay bổng với vẻ đẹp của thiên nhiên, với tiếng chim ca hót và cây trái trong vườn. Nghi thức hành lễ có là gì so với sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn? Và trong nhà thờ, người ta thường nghe thấy gì qua các bài giảng? Đó là hãy tránh xa chước cám dỗ để không bị tội đày mà sa vào dịa ngục (cái chốn mà Dante trong DIVINE COMEDY nói: “All hope abandon ye who enter here.”) hoặc chí ít là phải làm gì và sống như thế nào để sau khi chết được lên thiên đàng. Không, thi sĩ không màng đến những bài giảng ấy. Với bà, Chúa, vị giáo sĩ tối cao mà lời nói không cần phải qua một trung gian náo, đi thẳng đến tim, óc con người. Thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên,-tác phẩm của đấng tạo hóa- thi sĩ trải nghiệm phước lành của thiên đàng ngay bây giờ và đã có thể sẵn sàng lên đường đến thiên đàng ngay lập tức thay vì phải chở đợi đến kiếp sau. Khổ thơ cuối này làm tôi nhớ mấy dòng trong bài thơ với I NEVER SAW A MOOR của cùng tác giả:

I never spoke with God

Nor visited in Heaven —

Yet certain am I of the spot

As if the chart were given —

(Tôi chưa từng trò chuyện với Thượng đế,

Cũng chưa đặt chân đến thiên đường ;

Tuy nhiên tôi biết rõ chốn ấy

Như thể đã được trao cho tấm bản đồ.)

Đức tin và hình thức thờ phụng của Emily Dickinson đặc biệt là thế nhưng không phải là chưa từng được chia sẻ. Có một sự tương đồng kì lạ giữa hai thi sĩ nữ ở hai bên bờ Đại Tây Dương là Anh và Mỹ cùng có tên thánh Emily: Emily Bronte (1818-1848) Emily Dickinson (1830-1886). Họ giống nhau từ xuất thân, tử nếp sống cô độc và độc lập, sống cùng thời, và hơn hết là cùng tư tưởng. Đây bài thơ NO COWARD SOUL IS MINE ( Linh hồn tôi không hề khiếp hãi) của Emily Bronte:

No coward soul is mine

No trembler in the world's storm-troubled sphere

I see Heaven's glories shine

And Faith shines equal arming me from Fear

O God within my breast

Almighty ever-present Deity

Life, that in me hast rest,

As I Undying Life, have power in Thee

Vain are the thousand creeds

That move men's hearts, unutterably vain,

Worthless as withered weeds

Or idlest froth amid the boundless main

To waken doubt in one

Holding so fast by thy infinity,

So surely anchored on

The steadfast rock of Immortality.

With wide-embracing love

Thy spirit animates eternal years

Pervades and broods above,

Changes, sustains, dissolves, creates and rears

Though earth and moon were gone

And suns and universes ceased to be

And Thou wert left alone

Every Existence would exist in thee

There is not room for Death

Nor atom that his might could render void

Since thou art Being and Breath

And what thou art may never be destroyed.

Người ta đồn rằng Emily Dickinson đã chọn bài thơ này của Emily Bronte để đọc trong đám tang của mình. Nếu là thật thì cũng dễ hiểu. 

H Th Ngc Trang (ĐK67)

.

ĐỌC THƠ HAIKU QUA BẢN DỊCH TIẾNG ANH

- SỰ TỒN TẠI ĐỘC SÁNG CỦA THI SĨ

THƯ GỞI ANH TRAI Ở LONDON

VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN CHƯƠNG ANH