Nhân mùa lễ Halloween, xin gởi các bạn một bài viết của Trương Mỹ-Vân (ĐK67)
Saturday, October 30, 2021
Thế Giới Của Quỷ
Friday, October 29, 2021
Nụ Hồng cho bạn
Chợt nhớ lại tháng ngày xưa yêu dấu,
Thursday, October 28, 2021
Hiện Tượng Hồi Sinh
HIỆN TƯỢNG HỒI SINH.
Bác sĩ Elizabeth Kübler-Ross, người tiền phong trong lãnh vực
nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết.
“Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được.”..
Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La Revue Spirite:
Monday, October 25, 2021
Hoàng Tử Bé (Phần 5)
HOÀNG TỬ BÉ
Le Petit Prince
Tác giả: SAINT EXUPÉRY
(Với những hình minh họa của chính tác giả)
BÙI GIÁNG dịch
---------------------0-------------------
(PHẦN 5)
XIX.
Hoàng tử bé leo lên một ngọn
núi cao. Những ngọn núi duy nhất mà chàng đã từng có biết là ba hỏa sơn sâu tới
hai đầu gối chàng. Và chàng đã từng sử dụng ngọn hỏa sơn nguội như sử dụng một
cái ghế con
“Từ một đỉnh núi cao như chóp
núi này chàng tự nhủ, ta sẽ nhìn thoáng qua một cái là thấy khắp cả hành tinh,
khắp cả mọi người..." Nhưng chàng chỉ nhìn thấy những chóp nhọn lởm chởm
bén như đao.
"Chào
đó", chàng nói vu vơ khống khứ.
"Chào đó...
chào đó... chào đó...", tiếng vang đáp lại.
Saturday, October 23, 2021
Letting Go!
TRƯƠNG MỸ-VÂN (ĐK67) ghi lại.
Làm Thế Nào để BUÔNG XẢ
Sư Giác Nguyên dạy rằng muốn dễ dàng buông bỏ mọi thứ ở đời, phải luôn luôn ghi nhớ 3 điều này:
1. Mọi thứ ở đời đều là KHỔ, cho dù vui bao nhiêu, hạnh phúc bao nhiêu cũng sẽ có một ngày niềm vui đó, hạnh phúc đó chấm dứt, và tiếp theo sau là sự mất mát, đau khổ. Cho nên đừng bám víu vào bất kỳ thứ gì trên đời.
2. Mọi thứ ở đời đều là RÁC, không có gì quý báu cả vì lúc chết mình sẽ ra đi hai tay không, cho nên mọi thứ đều là “mượn tạm xài chơi” mà thôi. Tất cả chỉ là phương tiện giúp mình sống để tu học và tiến hoá về mặt tâm linh, cho nên đừng bám víu vào bất kỳ thứ gì.
3. Tất cả đều do DUYÊN HỢP, còn duyên thì còn gặp nhau, hết duyên thì chia lìa. Cho nên không có lý do gì để bám víu vào bất cứ thứ gì trên đời này cả.
Monday, October 18, 2021
Tranh Mùa Covid
Xin gởi các bạn một số tranh của anh Thân Trọng Minh (QH 59 -62) vẽ trên giấy báo cũ trong thời gian Saigon "giãn cách xã hội" vì Covid.
.
Wednesday, October 13, 2021
Tiêm chủng và Chích ngừa
Bút ký của LƯƠNG KIM KÊ (ĐK67 - B5, C2).
Tiêm Chủng và Chích Ngừa
Chỉ thị 18 đã qua mấy ngày,
tui vừa chích ngừa mũi 2 cũng được có vài ngày nên chỉ nhìn "bàng dân
thiên hạ" từ "khung cửa sổ"...
Sáng sớm ngày 1.10, người đi
thể dục lác đác thăm dò, vài ngày sau số người đi thể dục buổi sáng đông hơn,
những tiếng rao hàng đâu đó bắt đầu vang lên:
-“Bánh mì nóng dòn đê ...!”
- “Xôi bắp xôi đậu xanh đê ...!”
- “Ai bắp không?"
Buổi chiều, tiếng rao của cô
bán đậu hủ lại lảnh lót sau chiếc khẩu trang:
- “Đậu hủ nóng bà con ơi ...!”
Bà Bảy bán gà, sau thời
gian dài nghỉ cầm dao mà hôm nay tay cầm dao vẫn “chặt, bụp" thoăn thoắt, mười ngón tay trong đôi găng xé, trộn, bóp gỏi gà ngoay ngoáy. Khách mua gà
kiên nhẫn đứng chờ mua đem về.
Monday, October 11, 2021
Tôi Đi Học
(Bài sưu tầm)
(Bút ký của Nguyễn Minh Hiệp)
Tôi là một chuyên viên thư viện thuộc Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh. Năm 2005 tôi đi dự Hội nghị AUNILO (Mạng Liên Thư viện Trực
tuyến các trường Đại học Đông Nam Á) (1) tại Đại học Sains, Penang, Malaysia. Một
đồng nghiệp Malaysia nói với tôi rằng:
– Tại trường tôi có
một số sinh viên Việt Nam đang theo học, nhưng không bằng ở Đại học Malaya ở
Kuala Lumpur thì đông hơn. Tôi có một thắc mắc là tại sao sinh viên Việt Nam
lại qua du học Malaysia. Tôi nhớ trước năm 1975 thế hệ cha chú chúng tôi qua
học ở Sài Gòn nhiều lắm; hồi đó không hề thấy sinh viên Việt Nam qua học ở
Malaysia?
Một câu hỏi đơn
giản như thế mà khiến tôi cảm thấy nghẹn ngào. Biết trả lời sao đây!