.
(Nguồn: Internet).
.
.
Pháp Giới A Tu La
.
Theo thuyết luân hồi của đạo Phật,
sau khi chết con người có thể tái sinh vào một trong sáu cõi - gọi là Lục Đạo
Luân Hồi - gồm có các cõi Trời, Người, A-Tu-La, Địa Lục, Ngạ Quỷ, và Súc Sanh.
Trong sáu cõi này, cõi A-Tu-La thường gây nhiều hiểu lầm vì tuy là cõi Thần
nhưng lại không phải là cõi Trời. Như vậy, chúng sanh ở cõi A-Tu-La như thế nào
và vì sao họ lại tái sanh vào cõi giới này?
.
Về tánh khí, A-Tu-La có tánh đố kỵ, hoài nghi, sân hận, sợ hãi, và ngã mạn. Đây là những đặc điểm của sự uế nhiễm, không trong sạch của Tâm. Ngoài ra có một số tài liệu nói rằng A-Tu-Là còn ngu si nữa vì không chịu học hỏi. Ở cõi Trời, A-Tu-La luôn luôn gây hấn và đánh nhau với vua Trời Đế Thích.
Về thần thông, A-Tu-La có tài biến hóa nhưng thường là dị tướng: 9 đầu 6 tay 1000 con mắt hoặc “3 đầu 6 tay 12 con mắt” như người ta thường nói. Ban đầu ở trong dân gian người ta cũng cung kính A-Tu-La nhưng về sau vì A-Tu-La độc ác nên người ta đâm ra sợ, xa lánh họ và không cung kính họ nữa; thí dụ các chùa miễu ở Việt Nam thường thờ tượng của các vị thần và tượng ông Thiện ông Ác ở cửa chính. Những vị này thuộc vào cõi giới A-Tu-La.
Trong sinh hoạt hằng ngày, A-Tu-La có tánh sân hận, hay nổi nóng, ưa gây hấn, thích cãi vả hoặc kiếm chuyện gây thù nghịch lẫn nhau, thậm chí còn đưa quân đến gây chiến với vua Trời Đế Thích nên cuộc sống của họ rất mệt mỏi, chẳng bình an chút nào và vua Trời Đế Thích cũng nhức đầu bận tâm vì phải đối phó với đám lâu la này. Có tài liệu còn bảo A-Tu-La vì hung dữ nên thiếu phước, hưởng gì cũng không trọn, thí dụ trong bữa ăn họ chỉ ăn được nửa bữa bỗng nhiên thức ăn hoá thành bùn hoặc rơi xuống đất trở thành dơ bẩn thế là họ hết ăn được. Điều này có thể thấy trong cuộc sống thế gian ở những gia đình có người sân hận độc ác, giữa mâm cơm bỗng dưng nổi nóng la mắng um sùm, rồi lật úp các dĩa thức ăn xuống làm cho cơm canh lênh láng không ai ăn uống gì được nữa. Những người độc ác này lúc chết có thể đầu thai vào cõi giới A-Tu-La hoặc có khi “quả báo nhãn tiền” nửa phần đời còn lại họ sẽ gánh chịu những quả xấu như hoạn nạn tật nguyền không thuốc chữa hoặc đói khổ vì thiếu ăn.
Tóm lại, những chúng sanh ở cõi giới A-Tu-La hưởng phước ngắn ngủi nhưng không có thiên đức, thường khởi tâm sân hận, thích đấu tranh chẳng bao giờ được thanh tịnh nên cõi giới này còn gọi là Ma giới, vua của họ gọi là Ma Vương A-Tu-La. Ở đó ma nhỏ thường bị ma vương khống chế làm nô lệ của ma vương, đau khổ vô vàn, không bằng cõi Trời của chư thiên hoặc cõi Người. Những người đến cõi A-Tu-La lúc tại thế biết hành thiện nhưng chẳng biết tu hạnh nhẫn nhục, chẳng biết diệt trừ tánh tình nóng nảy đầy sân hận, chẳng biết dẹp bớt tâm háo thắng, ngã mạn nên lúc chết có thể tái sinh vào cõi giới A-Tu-La.
Trương Mỹ-Vân (ĐK67) ghi lại theo lời giảng của sư cô Tâm Tâm
.
.
Trước hết, cõi giới A-Tu-La, còn gọi “Asura” - là cõi Phi Thiên hay cõi
Thần - không phải cõi Trời, tuy thoạt mới nhìn họ có thần lực không thua kém gì
chư Thiên vì họ cũng có năng lực siêu nhiên, thiên biến vạn hóa nhưng về hình
dáng, A-Tu-La không thể nào đẹp đẽ như chư Thiên, trái lại họ có hình thù quái
dị, nhất là A-Tu-La phái nam rất xấu. Chư Thiên là những vị ở cõi Trời trái lại
tướng mạo lúc nào cũng xinh đẹp, sáng chói hào quang vì chư Thiên (deva) có nhiều
đức tính thiện lành do tu hành chân chính. Ngược lại, A-Tu-La không có đức hạnh
tuy có biết tu nhưng tánh khí của họ rất kỳ cục.
.
Về mặt trí tuệ, A-Tu-La có sự nhận biết sai lệch, thí dụ khi
thấy 4 họ có thể cho là 5 và đối với họ 37 có thể bằng 38 vì họ thiếu phước báu
nên tự phá hủy đi sự chính xác khi nhìn vào sự việc và họ hài lòng vì chỉ suy
nghĩ đúng theo ý họ muốn, đúng sai không cần biết. Chư Thiên trái lại nghe điều
nào ra điều đó. A-Tu-La vì kém đức hạnh nên sanh ra lệch lạc, cũng giống như
người ta đi học, có người giỏi người dở, điều này do hơn nhau ở chỗ có phước
báu hay không, và phước báu này là kết quả của đức hạnh từ tiền kiếp do khéo tu
hay vụng tu mà ra. Vì thế A-Tu-La từ sự suy nghĩ sai lệch đưa đến sự nhận thức
điên đảo (điên=sai, đảo=ngược), nên họ thấy sai, ngược lại với sự thật.Về tánh khí, A-Tu-La có tánh đố kỵ, hoài nghi, sân hận, sợ hãi, và ngã mạn. Đây là những đặc điểm của sự uế nhiễm, không trong sạch của Tâm. Ngoài ra có một số tài liệu nói rằng A-Tu-Là còn ngu si nữa vì không chịu học hỏi. Ở cõi Trời, A-Tu-La luôn luôn gây hấn và đánh nhau với vua Trời Đế Thích.
Về thần thông, A-Tu-La có tài biến hóa nhưng thường là dị tướng: 9 đầu 6 tay 1000 con mắt hoặc “3 đầu 6 tay 12 con mắt” như người ta thường nói. Ban đầu ở trong dân gian người ta cũng cung kính A-Tu-La nhưng về sau vì A-Tu-La độc ác nên người ta đâm ra sợ, xa lánh họ và không cung kính họ nữa; thí dụ các chùa miễu ở Việt Nam thường thờ tượng của các vị thần và tượng ông Thiện ông Ác ở cửa chính. Những vị này thuộc vào cõi giới A-Tu-La.
Trong sinh hoạt hằng ngày, A-Tu-La có tánh sân hận, hay nổi nóng, ưa gây hấn, thích cãi vả hoặc kiếm chuyện gây thù nghịch lẫn nhau, thậm chí còn đưa quân đến gây chiến với vua Trời Đế Thích nên cuộc sống của họ rất mệt mỏi, chẳng bình an chút nào và vua Trời Đế Thích cũng nhức đầu bận tâm vì phải đối phó với đám lâu la này. Có tài liệu còn bảo A-Tu-La vì hung dữ nên thiếu phước, hưởng gì cũng không trọn, thí dụ trong bữa ăn họ chỉ ăn được nửa bữa bỗng nhiên thức ăn hoá thành bùn hoặc rơi xuống đất trở thành dơ bẩn thế là họ hết ăn được. Điều này có thể thấy trong cuộc sống thế gian ở những gia đình có người sân hận độc ác, giữa mâm cơm bỗng dưng nổi nóng la mắng um sùm, rồi lật úp các dĩa thức ăn xuống làm cho cơm canh lênh láng không ai ăn uống gì được nữa. Những người độc ác này lúc chết có thể đầu thai vào cõi giới A-Tu-La hoặc có khi “quả báo nhãn tiền” nửa phần đời còn lại họ sẽ gánh chịu những quả xấu như hoạn nạn tật nguyền không thuốc chữa hoặc đói khổ vì thiếu ăn.
Tóm lại, những chúng sanh ở cõi giới A-Tu-La hưởng phước ngắn ngủi nhưng không có thiên đức, thường khởi tâm sân hận, thích đấu tranh chẳng bao giờ được thanh tịnh nên cõi giới này còn gọi là Ma giới, vua của họ gọi là Ma Vương A-Tu-La. Ở đó ma nhỏ thường bị ma vương khống chế làm nô lệ của ma vương, đau khổ vô vàn, không bằng cõi Trời của chư thiên hoặc cõi Người. Những người đến cõi A-Tu-La lúc tại thế biết hành thiện nhưng chẳng biết tu hạnh nhẫn nhục, chẳng biết diệt trừ tánh tình nóng nảy đầy sân hận, chẳng biết dẹp bớt tâm háo thắng, ngã mạn nên lúc chết có thể tái sinh vào cõi giới A-Tu-La.
Trương Mỹ-Vân (ĐK67) ghi lại theo lời giảng của sư cô Tâm Tâm
.