Tác giả: Thầy HÀ THÚC HOAN (cựu Giáo sư Việt văn Trường Đồng-Khánh)
..
(tranh Đoàn
Như-Quê, ĐK67)
.
HẠNH PHÚC TÙY DUYÊN
..
Mỗi lần Tết đến,
nhiều người trong chúng ta đều gởi và nhận nhiều lời chúc hạnh phúc. Nhưng kinh
nghiệm cho biết hạnh phúc không đến từ những lời chúc tụng, hạnh phúc cũng
không được ban phát một cách tùy tiện từ trời cao. Thay vì chúc tụng hay cầu
xin, các nhà hiền triết phương Ðông đã biết sống thích nghi với hoàn cảnh để
tìm thấy hạnh phúc cho chính mình. Cái nghệ thuật sống khôn ngoan để có hạnh
phúc tùy duyên ấy, một triết gia Việt Nam sống vào thế kỷ XVI là Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chuyển tải qua hai câu thơ có hình thức giản dị mà nội
dung hàm ẩn ý nghĩa sâu sắc như một công án của thiền gia:
.
.
Thu ăn măng trúc,
đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ
tắm ao.
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 18)
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 18)
.
Thu là mùa sinh
trưởng của cây măng cho nên Nguyễn Bỉnh Khiêm ăn măng trúc và thấy ngon miệng.
Sang đông, măng không còn nữa thì nhà thơ nhàn ăn giá là thức ăn tươi non và có
nhiều dưỡng chất như măng. Thu mát, đông lạnh nên nhà hiền triết chú ý đến
chuyện ăn uống để thân thể có đủ nhiệt lượng. Sang xuân khí trời đã ấm áp, vào
hạ thời tiết trở nên nóng bức. Cho nên, trong hai mùa này, thú vui của nhà thơ
nhàn đã chuyển đổi từ ăn ngon sang tắm mát. Mùa xuân, Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm
thấy thỏa thích khi được tắm trong hồ sen sâu rộng, trong xanh. Vào mùa hạ, còn
xuống tắm hồ sen thì người ta sẽ chịu khổ đau vì bị gai của cây sen làm xây
xát, ngứa ngáy. Vì thế, vào mùa hè, Cụ Trạng Trình đã tìm sự thảnh thơi và
thích thú trong dòng nước mát của ao nhà.
.
Nghị luận về hạnh
phúc, các thầy giáo thường yêu cầu học sinh định nghĩa hạnh phúc mà không biết
rằng định nghĩa hạnh phúc không khéo thì người ta có thể bắt đầu mất hạnh phúc.
Khi một chàng trai khẳng định hạnh phúc của đời tôi là được kết duyên với cô
gái ấy, có nghĩa là hiện tại anh ta không có hạnh phúc vì chưa được sống chung
đôi với người đẹp. Làm mọi cách để chinh phục cho được trái tim của giai nhân
quả thật là công việc không dễ dàng chút nào. Ðến khi chàng và nàng đã được
chung sống với nhau dưới một mái nhà thì cũng không chắc là hạnh phúc đã được
tìm thấy. Cho nên, người trí không tự ràng buộc mình vào một khái niệm cố định
về hạnh phúc mà luôn luôn biết sống linh họat và tùy duyên như Nguyễn Bỉnh
Khiêm để có thể tìm thấy hạnh phúc trong mọi cảnh ngộ.
.
Chịu ảnh hưởng của
thi ca lãng mạn phương Tây, nhiều thi nhân tiền chiến cũng như “hậu chiến” Việt
Nam thường cho rằng người ta chỉ có thể tìm thấy sức sống trong mùa xuân và tìm
gặp hạnh phúc khi còn tuổi trẻ. Hậu quả bi thương của quan niệm sống thiếu khôn
ngoan này là ngay khi còn có tuổi trẻ và mùa xuân, người ta cũng không được
sống hạnh phúc trọn vẹn vì lo sợ tuổi xuân qua mau và cảnh già nua lụ khụ sẽ
đến :
.
Xuân đương tới,
nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
(Xuân Diệu, Vội vàng).
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
(Xuân Diệu, Vội vàng).
.
Người phương Ðông
không quan niệm hạnh phúc chỉ có trong mùa xuân và với tuổi trẻ. Biết sống
thích nghi với mọi hoàn cảnh như Nguyễn Bỉnh Khiêm thì vào mùa nào ta cũng có
được hạnh phúc, với lứa tuổi nào ta cũng có thể tìm thấy mùa xuân. Cho nên, cổ
nhân phương Ðông không những tìm thấy hạnh phúc khi tuổi còn trẻ mà còn tìm
thấy mùa xuân khi tuổi đã già. Không ai khác, chính triết gia Nguyễn Bỉnh Khiêm
của Việt Nam đã khẳng định như vậy :
..
Chín mươi thì kể xuân đà muộn,
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.
Chín mươi thì kể xuân đà muộn,
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.
(Bạch Vân quốc ngữ
thi, bài 41)
.
Ðồng quan điểm với
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng đi trước Nguyễn Bỉnh Khiêm ba thế kỷ, Điều Ngự Giác
Hoàng Trần Nhân Tông đã kết thúc mười hội của Cư trần lạc đạo phú bằng bài kệ:
.
Cư trần lạc đạo thả
tùy duyên,
Cơ tắc thực hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch,
Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền.
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, thế kỷ XIII).
Cơ tắc thực hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch,
Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền.
(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, thế kỷ XIII).
.
Hai câu thơ đầu của
bài kệ thể hiện giáo lý tùy duyên mà mỗi Phật tử Việt Nam trong Tết Mậu Tý này
có thể vận dụng vào đời sống để đạt hạnh phúc chân thật, để có mùa xuân vĩnh
hằng, ngay ở đây và lúc này.
.
Tháng 11 năm 2007
Tâm Hỉ
Hà Thúc Hoan
.
(post lại)
(post lại)