Wednesday, July 31, 2019

Những hiểu lầm về Đạo Phật

(Bài sưu tầm)
.
(Nguồn: Internet)
.
Nhng Hiu Lm v Đạo Pht
.
Tác gi: Sư Ôn Minh Đức Triu Tâm nh.
.
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu:
.
 1- Tôn giáo: Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.
.

Sunday, July 28, 2019

Tiếng Huế!

(Nguồn: Internet)..

Đng Theo Tui
.
Dòm chi tui mà chăm chăm dữ rứa
Môi tui run, má đỏ hết nơi tề!
Nắng chiều đang chập choạng ở côi xe
Răng không đạp nhanh về đi kẻo túi (tối)
.
Cái anh ni, chớ làm tui bối rối
Nhớ cả ngày mược kệ chuyện anh chơ!
Giỏ bông tươi chẳng dám nhận mô nờ
Mạ tui chộ là tui “khờ” luôn đó!
.

Thursday, July 25, 2019

Cá Gỗ

Trương M-Vân (ĐK 67) sưu tm
.
(Nguồn: Internet)
CÁ G

Có nói về thức ăn bao nhiêu...bạn vẫn đói.
Có nói về y phục bao nhiêu...bạn vẫn lạnh.
Ăn cơm mới no bụng.
Mặc áo mới ấm.
Không suy nghĩ thấu đáo
Bạn cứ than thở
tìm Phật sao quá khó khăn.
Hãy nhìn lại trong tâm...
Phật ở đó.
Đừng tìm Phật bên ngoài
(Hàn Sơn, Quang cảnh từ Hàn sơn)


Trước khi tụng kinh, tôi thắp đèn cầy và nhang, vái Phật rồi lấy một dụng cụ bằng gỗ gọi là mõ (moktak). Mõ có hình tròn đầu cá, có khe hở ở giữa. Khi ta gõ trên đầu cá, sẽ nghe tiếng tok tok tok trầm trầm.

Một hàng tiêu biểu trong Kinh là như thế này: jung-gu-op-jin-on-su-ri-su-ri-ma-ha-su-ri-su-su-ri- sa-ba-ha (...án tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta bà ha). Giai điệu thật cổ kính và đẹp mê hồn. Lúc tụng kinh, nếu tâm lang thang nghĩ chuyện đây đó, tôi sẽ đưa tâm về từng âm tôi đang tụng. SIJ. JIN. OP... Với tất cả năng lực và sự chú tâm vào từng âm, sẽ không còn chỗ để tư tưởng xen vào làm xao động. Cũng giống như mọi việc thiền tập khác, tụng kinh cũng là để tập trung tâm ý vào giây phút ngay bây giờ.
.
Tụng kinh dùng âm thanh làm phương tiện đánh thức chúng ta. Nhận biết được âm thanh trong nghĩa thanh tịnh nhất chính là lắng nghe mà không hề có sẵn một cảm thức nào. Khi ta nhận ra âm thanh giọng nói của một người, không thêm vào ý kiến hay phán xét, ta sẽ nghe được những gì người ấy thực sự muốn nói, mà không sàng lọc lời nói của họ xem thử ta có đồng ý hay bất đồng với quan điểm của họ...

.
Thầy của Dae Soen Sa Nim là một Thiền sư ở Đại Hàn, tên là Ko Bong. Một mùa đông, Ko Bong trú nơi sơn thất một vị tăng uyên bác, thường làm lễ cho cư dân quanh vùng. Ngày nọ vị tăng đi vắng, một người phụ nữ đến gõ cửa chùa, Ko Bong mở cửa cho cô.
“Ồ tốt quá, có Thầy ở đây! Hôm nay là ngày húy nhật của thân quyến chúng tôi. Chúng tôi cần một vị tăng đến làm lễ cho ông ấy chiều nay. Thầy có làm được không?”
Là Thiền sư, Ko Bong không biết gì về nghi lễ, nhưng nghe lời nói chân thành, Ngài nói với cô, “Được rồi.” Người đàn bà đưa Ngài đến một chùa núi gần đó. Dù không quen thuộc với nghi lễ tụng kinh cầu siêu cổ truyền, Ko Bong thắp nhang, lấy mõ rồi khởi sự tụng kinh. Ngài chắp nối những câu kinh nhớ được đây đó, giặm thêm cho đầy đủ những câu kinh ít liên hệ (với chuyện cầu siêu). Ngài tụng một lúc lâu, vái bàn thờ rồi từ giã người đàn bà. Cô cảm ơn Ngài vô kể, mãn nguyện là Ngài đã ưu đãi người thân trong ngày húy nhật.
Chiều ngày hôm nọ, tình cờ gặp vị sư uyên bác trên con đường núi trở về chùa, cô bảo:
“Kính chào Sunim (Hòa thượng). Ko Bong đã đến chùa chúng con hôm nay. Ngài tụng một thời kinh cầu siêu thật tuyệt vời. Mọi người đều hoan hỷ.”
Sao lại có thể như thế? Ko Bong không hề biết một câu kinh cầu siêu nào.
Mới vỡ lẽ ra, người đàn bà nguyên là một ni cô đã xuất chúng nên biết rõ là Ko Bong đã tùy cơ ứng biến.
Cô trả lời, “Con biết. Nhưng cũng chẳng sao. Đó vẫn là thời kinh cầu siêu tuyệt vời. Về mặt kỹ thuật, Ko Bong không biết đúng câu kinh, nhưng Thầy gõ mõ và đem hết tâm thành ra tụng, chỉ để giúp đỡ chúng con. Tụng kinh thật sự chính là như vậy.”

.
Có nhiều huyền thoại về năng lực tụng kinh trong truyền thống Phật giáo. Một chuyện nổi tiếng chính là nguồn gốc cái mõ. Thời xa xưa ở Trung hoa, một vị quan cùng gia đình đang đi chơi thuyền trên cái hồ rất đẹp, nhưng chẳng biết là cháu bé con họ đã bị rớt xuống dòng nước sâu. Khi biết bé bị mất tích, cả gia đình và những người đánh cá quanh vùng sục sạo trong nước để cấp cứu, rủi thay không sao kiếm được. Quá đau khổ, cha mẹ đứa bé tìm đến một nhà sư tên là Chung San Poep Sa, xin Ngài làm tang lễ cho con. Người mẹ khóc: “Chúng con cũng không tìm được xác cháu để làm lễ tang tươm tất.”
Chung San Poep Sa nhập sâu thiền định và lập tức nhận biết chỗ đứa bé đang ở. Ngài dạy họ đi ngay ra chợ cá, tìm mua cho được con cá lớn nhất. Bối rối, hai người nghe theo lời dạy của Ngài. Khi mua con cá về mổ ra, bé gái nằm trong bụng cá, còn sống mạnh khoẻ. Từ ngày đó, cả gia đình vô cùng biết ơn các loài thủy tộc, họ không bao giờ ăn cá nữa. Đó là lý do tại sao cái mõ được khắc hình con cá há miệng mà bụng thì trống, hàm ý là “em bé vẫn còn sống”. Khi tụng niệm, ta có thể cứu vớt tất cả chúng hữu tình. Ta có thể tìm được em bé thất lạc.
Tôi cầm mõ lên rồi tụng: Namak alya baro gije sebaraya, moji sadabaya, maha sadabaya ...
Thật là rõ ràng.

.
Nguồn: www.vienchieu.org
“100 Ngày Độc Cư” (chương 6)
Thuần Tỉnh dịch (2009)
nxb Tôn Giáo - PL 2555, DL 2011
Nguyên tác: “One Hundred Days of Solitude”
Tác giả: Jane Dobisz
Wisdom Publications (2008)


Trương M-Vân (ĐK 67) sưu tm

.
(Nguồn: Internet)

Wednesday, July 24, 2019

Cong nhưng đừng gãy


(Nguồn: Internet)
.
Cong nhưng Đng Gãy
.
Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc lá cây rì rào. Nơi đó tôi cũng được ngắm những thân tre oằn xuống dưới sức gió rồi vút ngược lên trời cao khi những cơn gió lặng đi..
Khi tôi nghĩ về tính đàn hồi của thân tre lúc chúng cong và thẳng ngược lại về vị trí cũ, khái niệm về sự thích ứng hiện lên trong óc tôi. Liên hệ điều này với con người, sự thích ứng có nghĩa là khả năng phục hồi sau một cú sốc, nỗi u sầu, hoặc bất kỳ trạng thái nào đã làm căng thẳng hết mức những cảm xúc của con người....
.

Monday, July 22, 2019

Mảng Nắng

(Nguồn: Internet)
.
Mng Nng

Tôi nghe đời đi
Qua khung trời vương vương mây biếc
Qua tiếng hoàng hôn thoáng nhẹ trên đồi
Qua những lần mảng nắng chở chia phôi
Của thương nhớ linh hồn non nước cũ
..
Tôi nghe đời đi
Êm trôi
Qua một phương nào
Nơi đây mảng nắng thu hình lại
Đang chuyển mình nao nao
Ngoài khung cửa tiếng nắng chạm lao xao...
..
...
(MV sưu tm)
(post li)

Mưa bốn mùa

Thơ UYÊN-DIM
.
(Nguồn: Internet)
.
Mưa Bn Mùa
Những cơn mưa mùa xuân,
Cho lòng chợt bâng khuâng

Những cơn mưa mùa hạ,
Dâng nỗi niềm la lạ,
Mơ tuổi thơ ngọc ngà
.

Thursday, July 18, 2019

Thú lội lụt ở Huế

Bài viết ca BÙI KIM-CHI (ĐK 68)
.
(Hình: Internet)
.
Thú Li Lt Huế.
.
Tháng 7 nước nhảy lên bờ”. Mà lên bờ thiệt. Mưa. Mưa. Mưa… kéo dài lê thê. Lúc đầu nhỏ sau lớn dần. Nặng hạt. Xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng theo mưa và gió. Cây Lựu trước sân nhà tôi tơi tả. Trời tối dần. Mưa càng lúc càng to. Ào ào như thác đổ. Mưa suốt đêm. Sấm đất cuốn vào mưa. Ầm ầm. Ào ào. Âm thanh rộn rã….
.
Có lẽ lụt – tôi nhủ thầm. Màn đêm bao trùm vạn vật trong mưa. Sáng mai mà lụt thì được nghỉ học, được lội lụt. Lụt?… Lụt?… Giấc ngủ đến với tôi thật nhanh bởi tiếng sấm đất, tiếng mưa đêm dồn dập to, nhỏ đều đều không dứt – mưa lụt!
.

Tuesday, July 16, 2019

Dòng Chảy: Định Mệnh và Phản Kháng


.

Chiu th By vừa rồi (Ngày 13 -7- 2019) có bui ra mt sách (RMS) tác phm DÒNG CHca Tôn nữ Áo Tím (bút hiệu của Kim Thư, ĐK70) ti Trung Tâm Văn Hóa Vit Mỹ San Jose dưi s bo trợ ca Báo Thng Mõ và hai cơ sở Văn Hc: Văn Thơ Lc Vit và Ci Ngu
Bui RMS khá thành công, rất đông đng hương, bn bè, thân hu... đến dự ngồi chật kín cả hi trưng và MC là Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng. Đặc biệt có các nhà văn, nhà thơ, nhà báo uy tín ca Bc Cali lên diđàn khen ngi và phát biểu cm tưng về Tác giả, Tác phẩm DÒNG CHẢY như các ông: Thanh Thương Hoàng, Diên Ngh, Song Nh, Ngô Đc Dim, Lê văn Hải v..v...
Trang Nhà ĐK67 xin chúc mng Kim Thư Tôn Nữ Áo Tím.
.
Và xin gii thiu cùng các bn bài viết ca Nhà văn NGÔ ĐC DIM do chính ông đc trên diđàn bui RMS DÒNG CHY..
Đnh Mnh và Phn Kháng
Qua Dòng Chy
ca Tôn N Áo Tím.
.

Sunday, July 14, 2019

Áo Lụa Tóc Thề

Tranh ĐOÀN NHƯ QUÊ (ĐK67)

Áo La Tóc Th
(tranh Như Quê)

Wednesday, July 10, 2019

Áo Dài Khăn Đóng

(Post lại)
Mi các bn xem vài hình nh các cựu Nữ sinh Đng Khánh trong trang phc c truyn ÁO DÀI KHĂĐÓNG vào ngày hp mt ĐK 67 tại San Jose (28/ 7/ 2018) 


ĐK67 2018

Dễ và Khó

Diên Hng (ĐK 67) sưu tm 
.
ĐK67 
(Gặp Nhau).
D và KHÓ
..
Trong cuc sng có nhng điu tưng chng đơn gin nhưng đ làm đưc nó li không h d dàng
Dễ là khi bạn có một chỗ trong sổ địa chỉ của một người, nhưng khó là khi bạn tìm được một chỗ trong trái tim của người đó.
Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của chính mình.
Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nói của mình..
Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó.

Sunday, July 7, 2019

Tấm gương nhẫn nhục

Trương M-Vân (ĐK 67) sưu tm
.
(Nguồn: Internet)
.
TM GƯƠNG NHN NHC.
 Đức Pht Bác B S Ph Báng
.
Một thời Đức Thế Tôn đang  trú tại vườn Trúc Lâm thuộc thành Vương Xá, có một Bà-la-môn tên Akkosaka Bhāradvāja, mệnh danh là “người Ưa Phỉ  Báng”. Ông ta nghe nói rằng: “Có một Bà-la-môn khác thuộc dòng họ Bhāradvāja đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, và theo Sa-môn Gotama để tu hành.” Ông này không hài lòng, tức giận đi đến gặp Đức Thế Tôn và phỉ báng, xúc phạm Ngài bằng những lời lẽ thô bạo, ác độc.
.