Thursday, July 25, 2019

Cá Gỗ

Trương M-Vân (ĐK 67) sưu tm
.
(Nguồn: Internet)
CÁ G

Có nói về thức ăn bao nhiêu...bạn vẫn đói.
Có nói về y phục bao nhiêu...bạn vẫn lạnh.
Ăn cơm mới no bụng.
Mặc áo mới ấm.
Không suy nghĩ thấu đáo
Bạn cứ than thở
tìm Phật sao quá khó khăn.
Hãy nhìn lại trong tâm...
Phật ở đó.
Đừng tìm Phật bên ngoài
(Hàn Sơn, Quang cảnh từ Hàn sơn)


Trước khi tụng kinh, tôi thắp đèn cầy và nhang, vái Phật rồi lấy một dụng cụ bằng gỗ gọi là mõ (moktak). Mõ có hình tròn đầu cá, có khe hở ở giữa. Khi ta gõ trên đầu cá, sẽ nghe tiếng tok tok tok trầm trầm.

Một hàng tiêu biểu trong Kinh là như thế này: jung-gu-op-jin-on-su-ri-su-ri-ma-ha-su-ri-su-su-ri- sa-ba-ha (...án tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị ta bà ha). Giai điệu thật cổ kính và đẹp mê hồn. Lúc tụng kinh, nếu tâm lang thang nghĩ chuyện đây đó, tôi sẽ đưa tâm về từng âm tôi đang tụng. SIJ. JIN. OP... Với tất cả năng lực và sự chú tâm vào từng âm, sẽ không còn chỗ để tư tưởng xen vào làm xao động. Cũng giống như mọi việc thiền tập khác, tụng kinh cũng là để tập trung tâm ý vào giây phút ngay bây giờ.
.
Tụng kinh dùng âm thanh làm phương tiện đánh thức chúng ta. Nhận biết được âm thanh trong nghĩa thanh tịnh nhất chính là lắng nghe mà không hề có sẵn một cảm thức nào. Khi ta nhận ra âm thanh giọng nói của một người, không thêm vào ý kiến hay phán xét, ta sẽ nghe được những gì người ấy thực sự muốn nói, mà không sàng lọc lời nói của họ xem thử ta có đồng ý hay bất đồng với quan điểm của họ...

.
Thầy của Dae Soen Sa Nim là một Thiền sư ở Đại Hàn, tên là Ko Bong. Một mùa đông, Ko Bong trú nơi sơn thất một vị tăng uyên bác, thường làm lễ cho cư dân quanh vùng. Ngày nọ vị tăng đi vắng, một người phụ nữ đến gõ cửa chùa, Ko Bong mở cửa cho cô.
“Ồ tốt quá, có Thầy ở đây! Hôm nay là ngày húy nhật của thân quyến chúng tôi. Chúng tôi cần một vị tăng đến làm lễ cho ông ấy chiều nay. Thầy có làm được không?”
Là Thiền sư, Ko Bong không biết gì về nghi lễ, nhưng nghe lời nói chân thành, Ngài nói với cô, “Được rồi.” Người đàn bà đưa Ngài đến một chùa núi gần đó. Dù không quen thuộc với nghi lễ tụng kinh cầu siêu cổ truyền, Ko Bong thắp nhang, lấy mõ rồi khởi sự tụng kinh. Ngài chắp nối những câu kinh nhớ được đây đó, giặm thêm cho đầy đủ những câu kinh ít liên hệ (với chuyện cầu siêu). Ngài tụng một lúc lâu, vái bàn thờ rồi từ giã người đàn bà. Cô cảm ơn Ngài vô kể, mãn nguyện là Ngài đã ưu đãi người thân trong ngày húy nhật.
Chiều ngày hôm nọ, tình cờ gặp vị sư uyên bác trên con đường núi trở về chùa, cô bảo:
“Kính chào Sunim (Hòa thượng). Ko Bong đã đến chùa chúng con hôm nay. Ngài tụng một thời kinh cầu siêu thật tuyệt vời. Mọi người đều hoan hỷ.”
Sao lại có thể như thế? Ko Bong không hề biết một câu kinh cầu siêu nào.
Mới vỡ lẽ ra, người đàn bà nguyên là một ni cô đã xuất chúng nên biết rõ là Ko Bong đã tùy cơ ứng biến.
Cô trả lời, “Con biết. Nhưng cũng chẳng sao. Đó vẫn là thời kinh cầu siêu tuyệt vời. Về mặt kỹ thuật, Ko Bong không biết đúng câu kinh, nhưng Thầy gõ mõ và đem hết tâm thành ra tụng, chỉ để giúp đỡ chúng con. Tụng kinh thật sự chính là như vậy.”

.
Có nhiều huyền thoại về năng lực tụng kinh trong truyền thống Phật giáo. Một chuyện nổi tiếng chính là nguồn gốc cái mõ. Thời xa xưa ở Trung hoa, một vị quan cùng gia đình đang đi chơi thuyền trên cái hồ rất đẹp, nhưng chẳng biết là cháu bé con họ đã bị rớt xuống dòng nước sâu. Khi biết bé bị mất tích, cả gia đình và những người đánh cá quanh vùng sục sạo trong nước để cấp cứu, rủi thay không sao kiếm được. Quá đau khổ, cha mẹ đứa bé tìm đến một nhà sư tên là Chung San Poep Sa, xin Ngài làm tang lễ cho con. Người mẹ khóc: “Chúng con cũng không tìm được xác cháu để làm lễ tang tươm tất.”
Chung San Poep Sa nhập sâu thiền định và lập tức nhận biết chỗ đứa bé đang ở. Ngài dạy họ đi ngay ra chợ cá, tìm mua cho được con cá lớn nhất. Bối rối, hai người nghe theo lời dạy của Ngài. Khi mua con cá về mổ ra, bé gái nằm trong bụng cá, còn sống mạnh khoẻ. Từ ngày đó, cả gia đình vô cùng biết ơn các loài thủy tộc, họ không bao giờ ăn cá nữa. Đó là lý do tại sao cái mõ được khắc hình con cá há miệng mà bụng thì trống, hàm ý là “em bé vẫn còn sống”. Khi tụng niệm, ta có thể cứu vớt tất cả chúng hữu tình. Ta có thể tìm được em bé thất lạc.
Tôi cầm mõ lên rồi tụng: Namak alya baro gije sebaraya, moji sadabaya, maha sadabaya ...
Thật là rõ ràng.

.
Nguồn: www.vienchieu.org
“100 Ngày Độc Cư” (chương 6)
Thuần Tỉnh dịch (2009)
nxb Tôn Giáo - PL 2555, DL 2011
Nguyên tác: “One Hundred Days of Solitude”
Tác giả: Jane Dobisz
Wisdom Publications (2008)


Trương M-Vân (ĐK 67) sưu tm

.
(Nguồn: Internet)