Sunday, October 29, 2017

Lối Qua Nghĩa Địa

Nhân mùa lễ Halloween, mời các bạn xem truyện ngắn "Lối Qua Nghĩa Địa" với đề tài chính là sự sợ hãi, do Trương Mỹ-Vân (ĐK 67) dịch.
.
(Hình: Internet)
.
LỐI QUA NGHĨA ĐỊA 
..
TÁC GIẢ:  LEONARD Q. ROSS
.
Lời người dịch:  Leonard Q. Ross là bút hiệu của Leo Calvin Rosten, văn sĩ Mỹ sinh năm 1908 tại Ba-Lan.  Ông sang Hoa-kỳ từ bé.  Sau khi tốt nghiệp đại học Chicago, ông dạy Anh ngữ ở trung học và bắt đầu viết văn.  Tác phẩm "The Education of Hyman Kaplan" của ông thuật lại kinh nghiệm kỳ thú tuy đầy thất vọng ê chề của người di dân trong nỗ lực hội nhập về văn hóa và ngôn ngữ vào xã hội mới của họ. 
Truyện "Lối Qua Nghĩa Địa" được dịch từ nguyên tác "The Path through the Cemetery", nội dung đề cập đến một khía cạnh tâm lý của con người, đó là sự sợ hãi.  Nhân vật chính trong truyện này, Ivan, đã bị tánh nhút nhát làm khổ và cuối cùng là nạn nhân thê thảm của mối lo sợ vô duyên cớ của chính hắn ta.
.
 Ivan là một gã đàn ông vừa nhỏ bé vừa rụt rè.  Hắn rụt rè đến nỗi dân làng gọi hắn là "thỏ đế" và gán cho hắn cái tên trái ngược "Ivan Khủng Khiếp" theo biệt hiệu của hoàng đế thứ IV ở Nga vì vị vua này nổi tiếng hung ác, tàn bạo.
.
Hằng đêm Ivan thường dừng chân ở quán rượu bên cạnh bãi tha ma trong làng nhưng chưa bao giờ hắn băng qua nghĩa địa để về nhà mặc dầu túp lều cô độc của hắn nằm chơ vơ cuối đường.  Ivan vẫn biết lối đi tắt ngang qua nghĩa địa ngắn và gần nhà hắn hơn nhưng hắn không đủ can đảm, ngay cả ban ngày dưới ánh nắng trưa chói lọi vì hắn sợ ma..
.

Friday, October 27, 2017

Chuyến Tàu Định Mệnh

Truyện ngắn của Tôn Nữ Áo Tím (ĐK 70)
.
(Hình: Internet)
.
Chuyến Tàu Định Mệnh
Tác giả: Tôn Nữ Áo Tím
.
Tiếng còi xe inh ỏi, hòa lẫn với tiếng réo gọi nhau ơi ới...  làm cho không khí của bến xe miền Đông buổi sáng trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Lẫn lộn trong dòng hành khách, người đi buôn, kẻ đi công tác... Hương ngơ ngác giữa phòng vé. Nàng cố mua cho được một tấm vé đi ngay. Cầm tờ điện tín khẩn trong tay, mang thêm một túi hành lý nhỏ, gọn, Hương cố chen vào quầy vé, nhưng hễ chen được đến gần cửa thì nàng lai bị gạt ra...  Cứ thế mấy lần, mồ hôi bắt đầu rít rát ở trán. Hương vẫn yên lặng và kiên nhẫn chờ đợi. Nàng nghĩ  "thế nào cũng phải tới phiên mình"..
.
 Một người đàn ông đứng trước mặt Hương từ lâu bỗng nhiên quay lại nhìn thẳng vào Hương. Có lẻ ông thấy Hương đứng chờ đợi đã lâu, không một lời phàn nàn, kêu ca như mọi người chung quanh, cũng không có dáng vẻ của một con buôn... Ông hỏi:
“Cô lấy vé đi đâu?”
Thấy người đàn ông này có vẻ tử tế, đàng hoàng, Hương mỉm cười, chìa tờ điện tín khẩn ra, cố tình cho người đàn ông thấy, nàng lễ phép trả lời:
"Dạ, đi Huế.”
.
.

Sunday, October 22, 2017

Con Đường xưa Em đi

Bài viết của Nguyễn Như-Mai (ĐK 64)
..
 (Nguồn: Internet)
.
Con Đưng Xưa Em Đ 
.
Không biết từ lúc nào, nhưng tôi nhớ đã hơn một lần nghe, có ngưòi nói “Ở Huế ra ngõ là gặp nhà thơ.”  Thật ra, theo tôi, phải nói như thế này mới phải:  "Ở Huế, ra ngõ là gặp thơ."
Có chủ quan không?  Nhưng mà với dân Huế, nhất là với Đồng Khánh chúng mình, ở khắp nơi, từ nội thành đến ngoại ô, đi học phải đi qua những con đường, nhiều con đuờng “mang nặng yêu thương.”  Nào đường Hàng Me, Hàng Đoát, Hàng Muối, Hàng Long Não, Hàng Phượng Bay... Mỗi mỗi con đuờng đều mang trên lưng hàng hàng kí ức, lớp lớp kỷ niệm.  Dạo đó, chúng tôi thường nói đùa với nhau là những “con đuờng tình ta đi” vì rất nhiều đuờng là chứng nhân cho những cuộc tình thời thơ dại cắp sách đến trường.
Nào mời các bạn hãy lắng nghe lời tự tình của những “đuờng xưa lối cũ” nhé!
.
Là những đường đi học từ nhà đến trường và từ trường về nhà ngày hai buổi sáng, chiều.  Có lúc đi bộ, có khi đi xe đạp, và có khi đi xe buýt...  Chỉ  mấy o ĐK ở bên kia sông mới đi đò Thừa Phủ thôi.
Riêng tôi, có chút phức tạp hơn, gia đình thay đổi địa chỉ nhiều lần, thì danh sách “lối nhỏ ta về” nhiều hơn và tất nhiên lớp bạn bè ríu rít cũng dài hơn.
.
Con đường đầu tiên khi vào lớp Đệ Thất ĐK năm 1957 là đưòng Hàng Me, rẻ trái sẽ kéo dài lên tiếp nối với đường Lê Lợi và sẽ gặp Đồng Khánh.  Hàng Me, đó là một con đuờng thơ mộng với hai hàng cây me hai bên ...Đuờng thì ngắn, ngắn lắm, nhưng với chúng tôi lại rất dài, dài về tình, về nghĩa, và nếu điểm về “nhan sắc” thì danh sách... cũng khá dài: Trà My, Nga My, Diệm My, Phố Châu, Ngọc Cầm....
.
Đã có nhiều bài viết về Hàng Me, như “Ở Huế có đuờng Hàng Me” trên đặc san Phượng Vỹ Houston của Nguyễn NM, “Đuờng Hàng Me” của Bửu Ý ...Ở đây , chỉ xin đưọc nhắc thêm lần nữa một nhan sắc Diệm My, nguời bạn học ngày hai buổi mà mỗi buớc đi trên phiến đá vỉa hè gần như toả hương và sắc khiến ai nhìn thấy cũng đem lòng ngưõng mộ. Đến như chúng tôi đi bên cạnh mà cũng cảm thấy sự lan toả....
Thôi, với Hàng Me như rứa là đủ rồi, khéo không mang tiếng là Hàng Me chỉ ưu ái nói về hàng me...!
À mà đuờng Hàng Me còn nối với Cô Giang hay Nguyễn thị Giang, như một cái vẫy tay í ới gọi bạn bè. Bởi vì chúng tôi cũng thường từ đây đi tắt vào con hẽm ở Cô Giang đến nhà rủ Nhật Hồng đi học nữa.  Thời đó, nếu nói “dáng em gầy guộc nhỏ”: thì đó là Nhật Hồng, cô bạn học mà tính tình cũng như người, vô cùng dịu dàng vô cùng dễ thương... 
.
Cũng giai đoạn này, có khi anh em chúng tôi “dời đô” về Vỹ Dạ ở một thời gian...  Đuờng đi học là đuờng dài Thuận An, nếu kéo dài lên mãi sẽ lại tiếp nối với đuờng Lê Lợi. Nếu đi xe buýt thì phải đón xe số 9 ở Vĩ Dạ, nhưng mình chọn (thật ra nói cho oai, chứ Ba mạ đã cho) đi xe đạp.  Ai cũng biết đây là con đường “lá trúc che ngang mặt chữ điền”, gợi nhớ cô Hoàng Thị Kim Cúc, cô giáo của tôi, dạy nữ công gia chánh trường ĐK, cũng là nơi nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương sống tuổi học trò, nơi có nhiều vườn cây xanh ngát mọc đầy cỏ tranh, hàng chè tàu ... thấp thoáng những tiểu thư như Ng khoa Diệu Chi, Diệu Thơ..
Có lẽ các bạn sẽ hỏi con đường ấy bây giờ ra sao?  Hãy hỏi nhà thơ đang sống ở Vĩ Dạ, bây giờ nhà ngõ hẽm bỗng chốc hiên ngang như giữa mặt tiền với rất nhiều khách sạn, nhà hàng, karaoke...
Đúng là “Sông xưa nay đã lên đồng!”
Làm nhớ :
“Sông kia rày đã lên đồng.
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai....”. 
(Tú Xương)
.
Từ con đường này đi qua Đập Đá là đến đường Lê Lợi…
Các bạn ơi, Đập Đá bây giờ đã sửa lại, rộng hơn, và nghe nói nước sẽ không tràn mỗi khi lụt về.  Nghe như thế có lẽ một số học trò xưa tiếc nuối?  Hết còn nghỉ lụt, hết còn rủ nhau từng bầy lội nước lụt ...
.

Đi lên và hết Đập Đá là đường Lê Lợi.  Đó là một Boulevard với nhiều nghĩa, không phải vì nó to lớn ở trung tâm thành phố, nhưng từ rất lâu đã trở thành biểu tượng chung:  Đại Lộ của học trò Quốc Học và Đồng Khánh.
.
 (Nguồn: Internet)
.
Những chiều trong tuần, giờ tan học, các bạn chỉ cần đứng đâu đó trên lề đường Lê Lợi sẽ thấy hàng nghìn áo trắng tung bay trong gió.  Mưòng Mán đã có lần mô tả “Các cậu QH đứng dài thành hai hàng rào danh dự, lấy những thân cây làm điểm tựa, cặp sách ép truớc ngực, hoặc vở cuốn tròn giắt túi quần, hoặc hiên ngang, hoặc len lén đưa những đôi mắt “ăn” từng dáng đi, từng điệu buớc của các o ĐK.  Về sau hình như có nhiều cặp chọn con đuờng ấy làm nơi hò hẹn, tỏ tình và con đường bỗng trở nên rộn ràng, xao động và nghẽn lối...  Âm vang bay tới quí vị Sư Phụ, nên một biện pháp dịu dàng đuợc đưa ra:  Giờ ra về QH chậm hơn ĐK mười lăm phút.
Tội cho mấy chàng QH đi học sớm hơn 15ph nếu luớ nguớ chờ mấy nàng ĐK sẽ bị trễ học, nhưng khi tha hồ câu giờ chờ với đợi, thì sẽ có cảm hứng làm thơ đặt nhạc!
.
Quả thật là con đường Lê Lợi, đường của hai trường nam và nữ ấy, đường gần như kéo dài bất tận, kéo dài suốt cả những đời người học trò và sau này thành người gọi là... người lớn, tha hương hay ở lại.  Mà con đường này kéo dài (nói theo nghĩa đen) là đường Huyền Trân Công Chúa.  Trước 75 có những tên đường ở Huế được sắp đặt rất oái ăm mà dễ thương vô cùng:  đường Cô Giang sóng đôi với đường Nguyễn Thái Học và gặp nhau ở Ngã Năm bây giờ.  Đường Huyền Trân Công Chúa dọc sông Hương sẽ lên tới lăng vua Chiêm Thành cho trọn tình trọn nghĩa.  Và chúng ta không quên được con đường này có những nàng công chúa trời sinh cho giọng hát trong veo mà rất đậm chất Huế không lẫn với bất cứ giọng hát nào.  Các bạn còn nhớ chứ:  chị Hà Thanh, chị Phương Thảo và bạn bè một thuở là Liên Như, Thúy Vy, Bạch Lan....  
.
Trở lại con đường Lê Lợi thơ mộng khó quên, không thể không nhắc đến hai hàng cây sao, vỉa hè lát đá, và thư viện đại học, và Cercle Sportif, kề cận là Trung tâm Văn Hoá Pháp...  Những người gắn bó với con đường này chắc phải tiếc đứt ruột khi những cây sao bị bão 1985 tàn phá, sân tennis và hồ bơi bị dẹp đi và thư viện thì mới xây lại, kiến trúc đổi mới, không còn mang dáng vẻ của một nơi chốn bình yên lặng lẽ để: đến học thì ít mà ngó - qua - ngó - lại thì nhiều...
Ở trên con đường này ngày trước có một tụ điểm dành cho mấy ông văn nghệ sĩ tụ tập mỗi chiều sau giờ làm viêc tại Ty Công Chánh để đánh bi sắt (boule), đó là nhóm bạn của các ông anh như nhạc sĩ TCS, hoạ sĩ ĐC, Tr C, Ph N...
.
Sau vài năm, chúng tôi lên Hàng Muối (đường Trưng Trắc, nay là Hai Bà Trưng).

Đầu thập niên 70, chỉ có lác đác vài ngôi biệt thự, còn lại là hồ rau muống.  Đối diên bên góc là trường Nữ Hộ Sinh QG.  Giữa đường phía bên trái là nhà bà con của ông bà Ưng Thuyên, là giáo sư Pháp văn của chúng tôi và là thân sinh của hoạ sĩ Bửu Chỉ.  Mỗi lần đến thăm nơi này, chúng tôi tò mò nhìn những bức sơn dầu tĩnh vật vẽ màu rất nóng treo trong phòng khách.  Có lẽ chất liệu nguyên sơ này đã truyền qua cho hoạ sĩ Bửu Chỉ, con trai út của ông bà?
.
Đường sau Trường Đồng Khánh
(Photo by Như-Mai)
.
Đối diện chênh chếch bên kia là nhà cô Mai, hiệu trưởng Nữ Tiểu học Đồng Khánh. Hẳn các bạn còn nhớ?  ĐK có cả thảy 3 trường:  Nữ Tiểu học ĐK, Nữ Trung học ĐK, và Nữ trung học ĐK Thành Nội.
Đường Hàng Muối -Trưng Trắc- có “hoa muối bay rì rào” đâu không biết, chỉ thấy các cậu choai choai leo lên cây muối hái hạt hoa muối nạp đạn bắn súng làm bằng tre hóp chạm vào người đau điếng.  Bây giờ trên đường này không chỉ là dăm ba biệt thự xây theo kiến trúc Pháp, mà mọc lên rất nhiều hàng quán, karaoké, khách sạn... Hai hàng cây muối đã được thay bằng cây nhãn, cây bàng...
.
Nếu đi học không bằng xe đạp để đến ĐK, thì chúng tôi chuộng đi bộ qua con đường Nguyễn Trường Tộ, là đoạn từ cầu Phủ Cam đến Nguyễn Huệ có thể gọi là đường Long Não vì hai bên trồng toàn cây long não, hơn nữa nó cũng mang dấu tích chuyện tình nhạc sĩ TCS với người con gái vô cùng xinh đẹp ở bên kia cầu Bến Ngự.  Căn gác ngày xưa TCS ở (sau khi dời  từ Ngã Giữa), nay đã trở thành Gác Trịnh nơi ghi dấu kỷ niệm TCS.
.
Nhưng đối với chúng tôi, đoạn đường từ Nguyễn Huệ ra Lê Lợi mới thật là “con đường xưa em đi.”  Con đường này rất ngắn nhưng nó mang dấu tích của rất nhiều thế hệ QH và ĐK mà có người đã ví như “con đường của trường anh - trường em”, đường Anh đường Em.  Đường không có số nhà, chỉ có một cửa hông dành cho nữ sinh ĐK vào ra.  Bên QH không có cửa ở đây (dĩ nhiên).  Đường rất vắng, trừ giờ tan học…  Rất nhiều khi mình nghĩ hình như đuờng này là của riêng QH ĐK!  Đối diện với hai lưng trường là hai dãy nhà trệt làm lớp học, thường là lớp đệ tam.  Trước giờ vào lớp, cả hai bên thường tìm cách trêu chọc nhau.  Chẳng hạn có lần thấy một tấm bảng ghi câu ”Các em ĐK có yêu các anh QH không?”   Và tức khắc có câu trả lời:  “Mấy Mệ ĐK có giôn rồi các cháu QH ơi!”.....
.
           
đường Anh, đường Em
(Photo by Như-Mai)

Rồi gần kề gắn bó với Hàng Muối là đưòng Hàng Đoát.  Đẹp, thơ mộng, lãng mạn là con đuờng này, bởi có rất nhiều cặp đôi bỏ thì giờ “lang thang” con đuờng này, ngày ni nối tiếp ngày khác, lại gặp họ trên con đuờng này.  Nhưng cũng có khi....  có cặp đôi bỗng “biệt tích” và... không gian tràn đầy những lời tự tình ai oán:
.
“Nếu anh đi với ngưòi yêu.  
Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi
Con đuờng ta đã dạo chơi. 
Xin đừng đi với một người khác em”  
(PTTh Nh)
.
Ôi nhớ lắm, một thời tóc thề, một thời tóc buộc bandeau....
Nói làm sao hết “những con đường” của Huế ...
.
Đây chỉ là trích đoạn của riêng một người xưa là nữ sinh ĐK.  Có lẽ nhiều người có những “con đường xưa ta đi” đẹp hơn, lãng mạn hơn.  Nữ sinh ĐK thập niên 60 cư ngụ khắp thành phố và vùng lân cận.  Chỉ trong Thành Nội không thì cũng đủ một danh sách dài tên những lối nhỏ ta về.  Chẳng hạn đường Đoàn thị Điểm (còn gọi Đường Phượng Bay), đường Lê Huân ven đại nội, đường Nguyễn Hiệu (nay là Lê Thánh Tôn) với những ngôi nhà nhỏ trồng cây hoa râm, hoa Tinh Châu, mà bạn cùng lớp với tôi như Bích Vân, Tuyết Anh đã.sống suốt thời niên thiếu.
.    
Qua Gia Hội là phố Tàu.  Nếu kịp thời duy trì thì Gia Hội và Bao Vinh sẽ là một Hội An với nhiều kiến trúc nhà rường đậm bản sắc Huế.  Con đương Ngự Viên (nay là Nguyễn Du) với bài Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn gợi nhớ Hoàng Thị Thuỷ Tiên và chị em họ Hoàng, con đường Tô Hiến Thành với Diệu Phương, con đường Hàng Bè, Bạch Đằng với Thái Kim Lan và con đường Đò Cồn vườn thầy trợ Miễn có cô nữ sinh ĐK tự tử hoá thành con ma (?) thường chọc ghẹo người qua lại một thời... Đó chỉ là giai thoại, nhưng hồi đó chúng tôi tin lắm, sợ lắm mỗi chiều tối khi học về.
Ôi những con đường nói sao cho hết....!
.
Tùy theo mỗi ngưòi mà “con đường xưa em đi” có những kỷ niệm khác nhau, nhưng bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, những con đường này vĩnh viễn vẫn là thiên thu bất tận nối kết những tấm lòng son sắt về một ngôi trường mà lạ thay dù với tên của một ông vua nhưng khi nghĩ đến vẫn hiển hiện hàng nghìn mắt xanh biếc, tóc nghiêng bay, tà áo lộng, giờ tan học... nhuộm trắng con đường xưa rất xưa...
.

Nguyễn Như-Mai
.
.
(Nguồn: Internet)

Sunday, October 15, 2017

Thơ Thiền

Trương Mỹ-Vân (ĐK 67):
.
(Hình: Internet).
Thơ Thiền
.
Thơ Thiền là một loại thơ triết lý mà các thiền sư khi sáng tác đều có chuyên chở trong đó cái đạo vị thâm thuý của triết lý nhà Phật về cuộc đời và người đời. Nói chung, thơ Thiền là một cánh rừng đầy kỳ hoa dị thảo, luôn luôn toả hương tịnh yên và thoát tục.
.
Bài thơ của Thiền Sư Vạn Hạnh:
.
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”

.

Thursday, October 12, 2017

Nói Chuyện Văn Chương với Con

Bài viết của HỒ THỊ NGỌC TRANG (ĐK67 - B5, C2) 
.
(Nguồn: Internet).

Nói Chuyn Văn Chương vi Con 


Việt ơi,.
Về thắc mắc của con, Mẹ định nói con nghe, nhưng e “như gió thoảng ngoài” … tai. Thôi để mẹ viết con đọc. Suffix (tiếp vĩ ngữ) ism tùy trường hợp mà dịch (dĩ nhiên vẫn có ngoại lệ, nhưng không phải cứ ism là chủ nghĩa như một hệ thống chính trị, ví dụ: communism, capitalism…) Nhiều khi ism nối đuôi chỉ để tạo ra 1 danh từ  nói lên một hành động hay một thái độ … như criticism, skepticism, plagiarism … dịch nôm na là “sự …”, còn:
-Trong văn chương, là trào lưu (movement): Romanticism, realism …
-Trong nghệ thuật là trường phái (school): impressionism, surrealism …
-Trong tôn giáo là đạo (religion) : Catholicism, Buddhism …
-Trong khoa học, xã hội là thuyết (theory): Darwinism, pragmatism …
.

Tuesday, October 10, 2017

Trai Thời Loạn

Truyện ngắn TRAI THỜI LOẠN trích từ tác phẩm "Con Đường Phượng Vĩ" mới ra mắt* của tác giả Tôn Nữ Áo Tím (bút hiệu của Nguyễn Kim Thư, ĐK70)
.
(*) Mời xem YouTube buổi Ra Mắt Sách CĐPV ở cuối bài này.
.
.
T N A T.
Trai Thời Loạn
Tác giả: Tôn nữ Áo Tím
 . 
       Nó lớn lên vừa tròn 6 tuổi thì bố đã hy sinh ngoài mặt trận. Ngày đưa tang bố, nó ngơ ngác cầm bức hình bước theo sau quan tài. Nó chẳng hiểu vì sao hòm của bố nó phải đắp lá cờ tổ quốc.. Mẹ nó tay dắt đứa em gái, vật vã khóc than thảm thiết. Nó chưa đủ lớn để hiểu được nỗi đau xé ruột của người vợ mất chồng. Tối hôm đó bàn thờ nhà nó sáng trưng đèn suốt đêm. Mẹ nó ngồi buồn bã bên bàn hương án. Chị đốt hết cây nhang này đến cây nhang khác. Cặp mắt đỏ hoe, chị đến bên bàn thờ lấy bộ áo quần lính của chồng xếp lại đặt ngay ngắn lên bàn, bên cạnh tấm hình của anh..
.
Cái nón đỏ có gắn hình con báo màu đen chị để lên phía trên, im lặng, đứng nhìn. Những dòng nước mắt chảy dài, chị cố nén tiếng nấc và gục đầu bên cạnh bộ đồ lính trận của chồng. Chị biết rằng cuộc đời mình đã không hoàn toàn như ý, một chặng đường khó khăn đang chờ đợi chị ở trước mắt.
.

Thursday, October 5, 2017

Thu Thanh: Tạ Ơn Đời

Bài tường thuật của Lê thị Thu-Thanh (ĐK 67) về Ngày Họp mặt Kỷ niệm 50 năm Đồng-Khánh 67 ra trường (1967-2017) tại San Jose, Bắc Cali..
.
Thu Thanh (ĐK 67)
TẠ ƠN ĐỜI
.
Mùa thu đã đến với Cali, lá không vàng, gió vừa hây hây để cho ít nhiều đi nữa, 4 ngày tại nhà Kim Đôn San Jose cũng đủ mang ý nghĩa kỷ niệm 50 năm ĐK67.

Thành viên tham dự đến từ nhiều nơi. Tuyết /Boston, Thu-Lê /Las Vegas, Lệ- Huyền /San Diego, 
Thu-Thanh, Mộng-Hoa, Thủy, Thoàng, Tuyết-Nhạn, Kim-Anh, Bạch-Lan t Nam Cali. 
Đông nhất cũng là dân địa phương Bắc Cali:
Bảo Thắng, Đạm Tuyết, Kim Nhung, Hoà, Thanh Nghị, Ngọc Trâm, Hồ thị Phi, Minh Hồng, Phú, Võ thị Hạ, Quỳnh Hoa, Tơ, Kim Thư...
và…chủ nhà trưởng ban tổ chức: KIM ĐÔN.
.
...
.
Đặc biệt và cảm động nhất là có sự tham dự của 2 anh: anh Nguyên (phu quân Kim Anh, B4), và anh Đàn (phu quân Thảo Trang, B4) thay mặt cho vợ là 2 người bạn vắn số của ĐK67 chúng ta..
.
.
.
..
Không ngờ Kim Đôn tổ chức chu đáo như thế. Đủ các món ăn chơi.

Ẩm thực do các tay đầu bếp thượng thặng Kim Nhung, Mộng Hoa, Lệ Huyền, chị Bảo Thắng với nào bánh đúc mắm nêm, ram it, nậm lọc, bún vịt xáo măng, bánh mì bò kho, đậu hủ đường... 

Fashion show do Mộng Hoa, Bạch Lan, Kim Đôn dàn dựng với đủ trang phục cho toàn các tiết mục mà hơn 10 năm qua nhóm ĐK67 đã trình diễn khắp nơi. Thanh ôn lại nhé:
Đời nở hoa, Sơn nữ ca, Mưa Sài Gòn mưa Hà nội, Thoi tơ,  Bài thơ Huế, Khúc tình ca xứ Huế, Chàng là ai, I will follow you, Đêm buồn, V đây nghe em v v....
.

...
Bạch Lan, Thu Thanh.
..

.
..
.
.
...
Lại có một dàn karaoke do anhTuấn chồng Kim Đôn set up để những ca sĩ có tuổi không tên chưa lên đã xuống tha hồ rống ré. 

Tất cả sinh hoạt hàng ngày nấu nướng ăn uống, hát hò, bạc bài (đổ xâm hường) đều tại trong family room rất lớn. 

Ngày sinh hoạt chính outdoor. Bên hồ nước có vịt lội là cái banner lớn ghi “Kỷ Niệm 50 năm ĐK 67  / 1967-2017.
Dọc bờ hồ là 2 chiềc cyclo đạp và võng nằm cùng ghế xích đu. Bên trên sân thượng của hồ bơi được đặt chiếc bánh sinh nhật thật lớn với 2 chậu hoa do Đạm Tuyết design quá đẹp...
.
.
Sau thổi đèn cắt bánh là chụp hình. Đây là lúc náo loạn nhất. Chụm lại góc nầy, tụm lại gốc kia, chạy vô chạy ra thay áo nầy, trang phục nọ để cùng được chụp hình lưu niệm. Kỳ nầy ngoài Bạch Lan, chúng ta có thêm vợ chồng Tơ (ĐK70) lo cho phần chụp ảnh..
.
.
.
.
 ..
....
.
.
.
.Hôm nay vì ngày chính nên có phu quân các bạn.  Bàn ăn dưới mấy cái tent và chúng ta vào big lunch với những chiếc áo dài đủ sắc để thưởng thức tài nghệ của các chef cook..
.
.
.
...
.
Qua ngày sau du ngoạn San Francisco. Kim Đôn chọn đúng tour guide nên chỉ 1 ngày mà đủ biết tổng quát vùng vịnh. 
.
Du ngoạn San Francisco (Chủ nhật Oct 1, 2017)

Cuộc vui kỳ nầy vẫn chưa trọn vẹn vì còn thiếu sự có mặt của nhiều nhiều lắm. Phải kể:
Cô Tiểu Bích từng đồng hành trên mọi cuộc vui. 
Cô Thanh Tâm cố vấn khi chúng mình cần. 
Kế hoạch gia của nhóm: Cửu Quý (Houston Texas) 
Nhà tài trợ của nhóm: Hợi Hoài Huế (San Diego). 
Thanh Xuân(Sacramento) 
Đông Hải, Quốc Khánh ,Tuyết Hoa, An Võ, Hồng Phước, Hạnh Phước, Tôn Nữ Chiếu, Cao Mỹ Lộc, Bảo Nga, Hà Kim Anh, Hà Kim Trâm, Xuân Phổ, Thanh Nhơn, Thanh Vân, Kim Huê, Hồng Đính... (Cali) 
Thu Hương, Thanh Xuân, Quỳnh Nga, Tôn Nữ Trai ....(Virginia) 
Thanh Uyên (Oregon) 
Minh Hà (Minnesota)
Phương Nga, Tống Phượng, Phương Mỹ, Hồng Xuân, Hồng Phúc, Thúc Anh, Cẩm Vân, Đoàn Thi Bướm... (Texas)
Mỹ Vân, Thanh Vân, Mộng Hoàn, Lương Tâm, Cúc, Cúc Phương... (Canada). 
Diên Hồng (New Zealand)
Hoàng Ngọc Ấn (Belgium)
Kim Kê, Thái Huề, Thu Thảo, Hồ thị Hảo, Như Quê, Tố Lan, Ngọc Anh, Xinh Xinh, Thấy, Xuân Hòa, Ngọc Trang, Như Nguyện, Võ thị Tâm v..v... (VN) 
Và nhiều ...thật nhiều nữa . ...

Viết vài dòng cảm xúc để tạ ơn:
Chúng mình đã được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo dưới mái trường Đồng Khánh. 
Chúng mình còn sức khoẻ và đủ điều kiện để đến với nhau

Thay lời cảm ơn đến Kim Đôn và phu quân anh Tuấn đã đón đưa, tiếp đãi, tổ chức sắp xếp cho lần họp mặt này. 
Cảm ơn Hợi Hoài Huế  bệnh bất ngờ không đi, nhưng tài trợ vẫn đến cho phần ẩm thực. 
Cám ơn Tơ và phu quân đã bỏ công rất lớn để chụp hơn 100 tấm hình rất đẹp nhớ đời.
Cám ơn Kim Thư (ĐK70) đem đến hơn chục chiếc nón Huế...

Cuộc vui cũng qua. 
Ngày vui cũng  tàn. 
Chúng ta hôm nay hiệp vầy. 
Mãi giữ chặc mối dây. 

Thân ái 
Lê thị Thu-Thanh (ĐK67, B3, C1)

PS :và đừng quên những chuyện tiếu lâm của Thanh nhé!.
.
...ĐỒNG KHÁNH 67
(1967 -  2017)

..
..0000000.00000..
.
.
 Mộng Hoa, Lệ Huyền
.
.
Bạch Lan, Tuyết Nhạn
.
.
 Thu Thanh, Thủy
.
.
Thắng, Tuyết
.
.
Thu Lê, Bạch Lan
.
.
Hòa, Kim Đôn
.
.
Lệ Huyền, Thu Thanh.
.
,