Saturday, November 30, 2024

Mưa Huế

Nghe đâu Huế bây chừ đang mưa lạnh lắm. Tại Cali. xứ Hoa Kỳ này cũng vậy. Xin post lại mt bài thơ ca tác gi H Đc ThiếAnh đ nh nhng ngày mưa mùa Đông x Huế thu còn hc Đng Khánh.

.
(Nguồn: Internet)

MƯA HU

Khi mô anh về thăm Huế xưa
Nhớ gói giùm em một chút mưa
Gói thêm mớ lạnh từ chân tóc
Buốt thấu buồng tim vẫn chưa bưa.


Ngoài nớ chừ đang giữa mùa mưa
Em về áo mỏng có ai đưa
Qua sông nước ngập ngang bờ đá
Gót nhỏ chắc em lạnh suốt mùa

.
Thuở ấy em còn rất ngây thơ
Có anh che áo những lúc mưa
Qua sông thuyền nhỏ anh ôm lái
Ấm áp tình em tuổi dại khờ.


Rồi một chiều thu em xa quê
Để ai đứng đợi bước chân về
Mưa giăng đỉnh Ngự se lòng nhớ
Gió buốt dòng Hương lạnh tái tê.

.
Từ ấy mưa về không có em
Buồn hiu quán nhỏ phố lên đèn
Mưa thơ rét mướt lòng ly khách
Nỗi nhớ bềnh bồng lay gõ tim.
.
Tác giả: Hồ Đắc Thiếu Anh

(sưu tầm)

(Post lại)

Thuở còn đi học

 Bài viết ca BÙI KIM-CHI (ĐK 68)

.
Thu y
(Tranh Như-Quê, ĐK 67).
.

Thuở Còn Đi Hc

Buổi chiều.  Nắng che nghiêng bàng bạc một góc trời.  Tôi đang ở đây.  Huế, thành phố tuổi thơ tôi và thời con gái dịu ngọt bên cạnh bạn bè, thầy cô.  Trời đang vào hạ.  Nắng.  Nóng.  Phượng ngập ngừng đơm bông trước những cơn giông chiều oi ả vội vàng thả nước xuống dòng sông trôi.  Ngang qua trường xưa, tôi dừng chân.  Đứng ngây người – nhìn.  Ký ức một thời thênh thang rộng mở.  Ngậm ngùi tôi ôm vội cảm xúc chao nghiêng.  Trong chiếc áo hồng nền nả muôn thuở, Đồng Khánh trường tôi vẫn điệu đàng khoe dáng lão chuẩn bị vào tuổi hạc 100 năm.  Lặng người.  Thổn thức. Bụi thời gian khép lại.  Hương thời gian rộn rã bay lên.  Thoảng hương của tóc thề, áo lụa trong giai điệu xanh của thuở còn đi học quẩn quanh...

Thursday, November 28, 2024

Buồn vương ...

Viết ngn ca ThaiNC (em trai mt ĐK67)

BUN VƯƠNG... CÂY BP

Nhớ khi ấy tôi hãy còn nhỏ lắm, một hôm nghe chị tôi đứng đọc:

"Ô hay, buồn vương cây ngô đồng.

Vàng rơi ! vàng rơi ! Thu mênh mông!" (*)

Nghe hay quá, bèn nói chị đọc lại để học thuộc, và thắc mắc hỏi chị ơi tại sao vàng rơi? Chị nói vàng là lá vàng của mùa Thu, không phải vàng là tiền. Vậy cây ngô đồng là cây chi? Chị bảo “Không biết, nhưng chắc là cây …bắp. Ngô là bắp mà! “

Cho nên tôi mang trong đầu cây ngô đồng là cây bắp từ thuở ấu thơ đó cho đến khi gần đây nhờ mày mò internet, google, mới biết cây ngô đồng… không phải cây bắp!

Sáng nay ra ngõ. Nước Mỹ đang đón ngày Lễ Tạ Ơn Thanksgiving. Trời quang đãng nhưng se se lạnh. Vài cơn gió làm rung những chiếc lá vàng phải rời cành bay khắp không gian khiến bỗng nhớ đến câu: “Vàng rơi vàng rơi Thu mênh mông!” và cây bắp ngô đồng của chị em tôi một mùa Thu năm cũ. ./.

ThaiNC

(*)Thơ Bích Khê (1916- 1946)

Wednesday, November 27, 2024

HAPPY THANKSGIVING 2024 !

Kính chúc quý Thy Cô, thân chúc các Bạn hữu cùng quý Thân hữu mt ngày LỄ TẠ ƠN THANKSGIVING ấm cúng và đầy niềm vui.
-Trang Nhà Đng Khánh 67

 

(Nguồn: Internet).

Nguồn gốc Lễ Thanksgiving

.
Mayflower
(Ngu
ồn: Internet).

NGUN GC L THANKSGIVING TI HOA K..                     ..    

Người Mỹ có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày lễ Thanksgiving vào tháng 11 mỗi năm..
.
Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng.
...                                                                                                         
Con tàu Mayflower nổi danh vượt Ðại Tây Dương chở di dân đến vùng Plymouth Rock của tiểu bang Massachusetts bây giờ. Nhóm gia đình người Anh chỉ có hơn ba chục, số còn lại là phần đông thủy thủ đoàn. Tổng số 102 người..
.
Ðây là con tàu chính thức của di dân vì gồm cả gia đình vợ con. Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ...
...
Ðó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay.  Không dựa theo 1 đạo giáo nào, lễ tạ ơn trải qua gần 400 năm đã thành ngày hội của cả quốc gia cảm ơn trời đất cho mọi người đủ cơm áo để sinh tồn.
Trong bữa tiệc lễ tạ ơn năm đầu tiên di dân đã ăn thịt gà rừng, ăn bánh làm bằng trái bí đỏ và thực đơn này đã trở nên món ăn truyền thống ngày lễ hội của Mỹ quốc cho tới ngày nay.
.
 
The First Thanksgiving
(nguồn hình: Internet)
...             
Tuy nhiên để trở thành 1 ngày quốc lễ chính thức thì phải tới năm 1863, vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là tổng thống Lincoln mới đề nghị vào tháng 11 và tổng thống Roosevelt ban hành luật. Từ đó Lễ Tạ Ơn được chính phủ Hoa Kỳ công nhận vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư tháng 11 hàng năm. 
.
(nguồn: sưu tầm)
(post lại)
.

.
(Hình: Internet)
.
CẢM ƠN CHƯA BAO GIỜ THỪA
.
TẠ ƠN

Friday, November 22, 2024

Buổi chiều nhớ Huế

thơ Đoàn Thu-Lê (ĐK 67B5, C2)

(Hình: Internet)
.
BUỔI CHIỀU NHỚ HUẾ
 .
Chiều xuống chậm theo cõi lòng trống vắng
Mây tím buồn ôm ấp bóng hình xưa
Tiếng chuông ngân mơ hồ trong sâu lắng
Bóng cô liêu hằng theo gót tha nhân
.
Gió lặng yên cho cây đừng chao động
Cho lòng ta ngưng điệu nhạc cuồng say
Cho dư âm quyện lẫn hương lúa nồng
Đưa hồn ta trở về lòng quê cũ
.

Thư Mời Họp Mặt QH-ĐK

 .

Thursday, November 21, 2024

Những Mảnh Tình

 Thơ NGUYN TH DIÊN-HNG (ĐK 67 -B5, C2)

.
.
Áo La Tóc Th
Tranh Như Quê (ĐK 67 -B4, C1)
.

NHNG MNH TÌNH

Ôi thương quá những mảnh tình!

Vấn vương vương vấn theo mình khắp nơi
Ấp yêu những mảnh tình rời
Gom thành cả một khung trời nhớ thương
Mảnh vương trong nẻo đời thường
Mảnh rơi rớt lại trên đường tuổi thơ
Mảnh dành cho thuở mộng mơ
Yêu cô, yêu bạn ban sơ vào trường
Mảnh còn phảng phất dư hương
Gói vào ký ức yêu thương ban đầu
Giữa trang tập chỉ vài câu
Ân tình nồng thắm ghi sâu tâm hồn
.
“Tôi có một người em gái nhỏ
Tuổi mới mười ba, sinh giữa giao thời
Đôi má hây hây nguồn thơ mới
Ngực còn nho nhỏ như làn hơi” *
.

Wednesday, November 20, 2024

Tôi là Thầy

(Hình: Internet)

Tôi Là Thy.

Tôi là Thầy ngay từ giây phút đầu tiên có một câu hỏi thốt ra từ miệng một đứa bé.

Tôi đã từng là nhiều người ở nhiều nơi.

Tôi là Socrates[1], khuyến khích tuổi trẻ Hy Lạp khám phá những điều mới mẻ bằng cách đặt câu hỏi.

Tôi là Anne Sullivan gom thu những bí mật của vũ trụ vào đôi tay rộng mở của Helen Keller.[2]
Tôi là Aesop và Hans Christian Andersen, đưa ra những chân lý thông qua những mu chuyện không thể nào kể hết.

Cây Bút Chì

 


(Hình: Internet)
.

CÂY BÚT CHÌ
....
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau.  Bút chì băn khoăn mãi, các anh em của nó cũng không biết gì hơn.  Cuối cùng trước hôm mang đến cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và các anh em của nó sẽ ra sao khi ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.
.
Người thợ làm bút mỉm cười, ông nói:
.
- Có 5 điều mà các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống.  Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu trở thành cây bút chì tốt nhất.
.
.Thứ nhất: cháu có thể làm được điều kỳ diệu nhất nếu cháu nằm trong tay một người nào đó và giúp họ làm việc.
.
Thứ hai:  cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.
.
Thứ ba:  nếu cháu có viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại được.
.

Tuesday, November 19, 2024

Chuyện xứ người

(Nguồn: Internet)

CHUYN XỨ NGƯỜI:

Ở Nht Bn Không Có Ngày Nhà Giáo.

(Sưu tm)

Một lần tôi hỏi anh bạn đồng nghiệp người Nhật, thầy giáo Yamamota:

Khi nào thì nước Nhật kỷ niệm ngày Nhà giáo, và các bạn tổ chức như thế nào?

Ngạc nhiên bởi câu hỏi của tôi, anh bạn Nhật trả lời:

Chúng tôi không có ngày Nhà giáo nào cả.

Nghe thấy câu trả lời của anh ta, tôi cũng không biết có nên tin hay không nên tin nữa. Trong tôi nảy ra ý nghĩ: "Tại sao một đất nước có nền khoa học, kỹ thuật và kinh tế phát triển như thế, mà lại cư xử thiếu tôn trọng với nhà giáo, với công sức lao động của họ"

Monday, November 18, 2024

Cô còn nhớ em không

 Bài viết ca Cô HOÀNG TH DOÃN (Cu giáo sư trưng Đng-Khánh).

.
Huế Ngày Xưa
(Nguồn: Internet)
.
.CÔ CÒN NHỚ EM KHÔNG
.
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn… Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình.
..
Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức:  "Cô còn nhớ em không?". 
.
Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương – xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy…, bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu!

Sunday, November 17, 2024

Năm trong Một

 (Post li)

Xin giới thiệu bài viết ca Thy HÀ THÚC HOAN, cu giáo sư (sau 75 gi là "giáo viên") trường Đồng Khánh, và là thy giáo cũ dy môn Vit Văn cĐK67 chúng tôi năĐệ Nhị  (lp 11).

.
(Ngun: Internet).

NĂM TRONG MT..

(Bài viết ca Thy HÀ THÚC HOAN)
Học trường Quốc Học - Huế từ năm 1956 đến năm 1959, tôi đuợc may mắn thụ giáo nhiều vị thầy giàu kiến thức và đức hạnh. Qua hình ảnh quý thầy, tôi yêu nghề dạy học và thi vào Đại học Sư phạm để trở thành thầy giáo dạy Việt văn ở trung học và đại học. Sống và làm việc nhiều năm trong ngành sư phạm, tôi luôn luôn thao thức với câu hỏi: Một nhà giáo mẫu mực, đúng tiêu chuẩn phải hội đủ những phẩm chất gì? Gần đây, khi đã đến tuổi hưu trí, qua một lần nói chuyện nghề nghiệp với một cựu giáo chức Quốc Học là anh Nguyễn Đức Đồng, tôi đã nhận ra cái “sơ đồ” phác thảo cho mình cái chân dung nhà giáo: Như năm ngón tay trên một bàn tay, có năm mẫu người cùng tồn tại trong một nhà mô phạm là học giả, tu sĩ, lực sĩ, nghệ sĩ và cảnh sát viên. 
.