Chữ DUYÊN trong nhà Phật
DUYÊN vốn từ gốc Hán có nghĩa là nguyên nhân, duyên cớ phát
sinh ra sự việc. Cảm nhận về chữ Duyên có vị trí đặc biệt trong tâm khảm người
Việt, trong đời sống nhân sinh, đời sống tinh cảm lứa đôi trai gái,và đặc biệt
trong đời sống tu học và là thuật ngữ được xử dụng nhiều trong Phật giáo..
1. Chưa quen nhau nay
được gặp nhau gọi là Hữu Duyên.
2. Muốn làm một việc gì
đó giúp người khác biết về Phật pháp gọi là Kết Duyên.
4. Những gì đã đến và
chưa đến với mình gọi là Nhân Duyên.
5. Mình thường hay làm
những việc thiện giúp đỡ mọi người gọi là Thiện Duyên.
6. Mình thường hay làm
những điều xấu ác hại người gọi là Ác Duyên.
7. Mình làm việc gì cũng
gặp phải sự trắc trở trái ý mình gọi là Nghịch Duyên.
8. Mình làm việc gì cũng
suông sẻ đúng với ý mình gọi là Thuận Duyên.
9. Mình thường hay mắc
phải những chuyện xấu gọi là Nghiệp Duyên.
10. Có những việc mình
chưa biết làm được hay không được gọi là Tùy Duyên.
11. Trong cuộc sống
những điều tốt đẹp may mắn thường hay đến với mình gọi là Phước Duyên.
12. Có những điều tốt
đẹp đến với mình hơn cả những gì mình mong đợi gọi là Thắng Duyên.
.
CHỮ DUYÊN TRONG TÌNH YÊU
1. Mới gặp nhau đã đem
lòng yêu nhau gọi là Hữu Duyên.
2. Khi người đó xa cách
mình cảm thấy nhớ nhung gọi là Ái Duyên.
3. Sau thời gian tìm
hiểu rồi đi đến hôn nhân gọi là Nên Duyên.
4. Khi chung sống với
nhau, vợ nói chồng nghe gọi là Có Duyên.
5. Khi chung sống với
nhau, vợ nói chồng không nghe gọi là Vô Duyên.
6. Hằng ngày vợ chồng thường hay cãi nhau gọi là Nợ
Duyên.
7. Mặc dù khổ đau nhưng vẫn còn chung sống với nhau gọi là Còn
Duyên.
8. Khi hai bên chia tay
nhau, gọi là Hết Duyên.
.
Trương Mỹ-Vân (ĐK67) sưu tầm..
(Nguồn: Internet).
.
.
.