Bài viết của BÙI KIM-CHI (ĐK 68)
.
Thuở Ấy
(Tranh
Như-Quê, ĐK 67)..
.
Thuở Còn Đi Học
.
Buổi chiều. Nắng che nghiêng bàng bạc một góc trời. Tôi đang ở đây. Huế, thành phố tuổi thơ tôi và thời con gái dịu ngọt bên cạnh bạn bè, thầy cô. Trời đang vào hạ. Nắng. Nóng. Phượng ngập ngừng đơm bông trước những cơn giông chiều oi ả vội vàng thả nước xuống dòng sông trôi. Ngang qua trường xưa, tôi dừng chân. Đứng ngây người – nhìn. Ký ức một thời thênh thang rộng mở. Ngậm ngùi tôi ôm vội cảm xúc chao nghiêng. Trong chiếc áo hồng nền nả muôn thuở, Đồng Khánh trường tôi vẫn điệu đàng khoe dáng lão chuẩn bị vào tuổi hạc 100 năm. Lặng người. Thổn thức. Bụi thời gian khép lại. Hương thời gian rộn rã bay lên. Thoảng hương của tóc thề, áo lụa trong giai điệu xanh của thuở còn đi học quẩn quanh …
Buổi chiều. Nắng che nghiêng bàng bạc một góc trời. Tôi đang ở đây. Huế, thành phố tuổi thơ tôi và thời con gái dịu ngọt bên cạnh bạn bè, thầy cô. Trời đang vào hạ. Nắng. Nóng. Phượng ngập ngừng đơm bông trước những cơn giông chiều oi ả vội vàng thả nước xuống dòng sông trôi. Ngang qua trường xưa, tôi dừng chân. Đứng ngây người – nhìn. Ký ức một thời thênh thang rộng mở. Ngậm ngùi tôi ôm vội cảm xúc chao nghiêng. Trong chiếc áo hồng nền nả muôn thuở, Đồng Khánh trường tôi vẫn điệu đàng khoe dáng lão chuẩn bị vào tuổi hạc 100 năm. Lặng người. Thổn thức. Bụi thời gian khép lại. Hương thời gian rộn rã bay lên. Thoảng hương của tóc thề, áo lụa trong giai điệu xanh của thuở còn đi học quẩn quanh …
Tôi cười .Chỉ là một con bé con 11 tuổi sao cô bé – là tôi,
lại có tình cảm khá lạ với cô giáo của mình như thế. Chịu. Không hiểu
nổi. Chỉ biết rằng, ngày ấy “Em mê cô”
.
Thuở Đồng Khánh tôi học, thời khóa biểu nhà trường chuyển xuống các lớp, tên của giáo sư hướng dẫn hay giáo sư phụ trách bộ môn, nhà trường không ghi tên thật của cô giáo mà ghi tên của chồng. Thế là khi tôi lên học đệ lục, cô Nguyễn thị Hồng Khuê giáo sư dạy môn Toán trở thành bà Nguyễn Ký, cô Nguyễn thị Từ Nguyên, giáo sư hướng dẫn lớp tôi thành bà Dương Đức Nhự. Tiếp tục những lớp trên, cô Ngô thị Vinh là bà Nguyễn Đức Đồng, bà Đoàn Khoách là cô Nguyễn thị Thanh Tâm, bà Nguyễn Khoa Nam Anh là cô Huyền Tôn Nữ Quế Hương, cô Tôn Nữ Phương Chi là bà Ngô Nẫm, bà Lê Đình Phòng là cô Hà thị Vi, và bà Trần Như Uyên là cô Phan thị Bích Đào … Cứ thế , học trò muốn biết tên thật của cô giáo thì tự mình đi tìm hiểu.… Cả lớp hồn nhiên, rộn ràng khi tìm được tên cô giáo của mình. Tôi lại cười …
.
Thuở Đồng Khánh tôi học, thời khóa biểu nhà trường chuyển xuống các lớp, tên của giáo sư hướng dẫn hay giáo sư phụ trách bộ môn, nhà trường không ghi tên thật của cô giáo mà ghi tên của chồng. Thế là khi tôi lên học đệ lục, cô Nguyễn thị Hồng Khuê giáo sư dạy môn Toán trở thành bà Nguyễn Ký, cô Nguyễn thị Từ Nguyên, giáo sư hướng dẫn lớp tôi thành bà Dương Đức Nhự. Tiếp tục những lớp trên, cô Ngô thị Vinh là bà Nguyễn Đức Đồng, bà Đoàn Khoách là cô Nguyễn thị Thanh Tâm, bà Nguyễn Khoa Nam Anh là cô Huyền Tôn Nữ Quế Hương, cô Tôn Nữ Phương Chi là bà Ngô Nẫm, bà Lê Đình Phòng là cô Hà thị Vi, và bà Trần Như Uyên là cô Phan thị Bích Đào … Cứ thế , học trò muốn biết tên thật của cô giáo thì tự mình đi tìm hiểu.… Cả lớp hồn nhiên, rộn ràng khi tìm được tên cô giáo của mình. Tôi lại cười …
Từ trường Đồng Khánh, tôi đạp xe qua cầu Trường Tiền, về Đông Ba,
qua Gia Hội, xuống Hồ Xuân Hương –con đường đẹp và thơ mộng của ngày xưa, nơi
đó có nhà cô giáo cũ của tôi, cô Nguyễn thị Từ Nguyên. Thời gian đã xa,
không gian nhạt nhòa . Tôi lạc mất dấu nhà cô. Dừng chân dưới
gốc nhản lão ven đường, ngậm ngùi tôi nhớ về cô giáo cũ. Cô giáo dạy Văn
của tôi. Cô hiền, rất dễ thương với tấm lòng bao dung và thương học trò vô hạn.
Lớp dệ lục năm ấy (1962-1963) nằm ở sân sau của trường Đồng Khánh.
Từ sân lên lớp học phải bước lên một bậc cấp khá cao. Hết giờ ra
chơi. Trống đánh. Vội vàng bước chân lên bậc cấp, vô ý tôi đạp chân
lên vạt áo dài. Áo rách toẹt một đường ngang eo. Tôi mắc cỡ lại sợ
về nhà me la. Thế là khóc. Vừa lúc đó cô Từ Nguyên đi ngang qua.
Nhẹ nhàng cô ôm và đẩy con bé học trò tóc cắt bum bê vào lớp. Mở
cặp, cái cặp to đùng muôn thuở của cô. Cô lấy hộp kim chỉ bằng sắt
Một cảm giác thật lạ len nhẹ vào tôi, cô “khâu áo cho trò”, “chị khâu áo
cho em” , “mẹ khâu áo cho con.” Ấm áp vô tây màu đỏ sẫm, bên ngoài có
hình con mèo đen nhỏ, khâu lại đường áo rách cho tôi.cùng. Giờ đây, cảm
giác ấy bỗng nhiên trở lại trong tôi ngay phút này trong hình vóc của một “cô
học trò 68 tuổi!” Tôi nghẹn ngào trên đường Hồ Xuân Hương trong chiều tím
Huế.… Màu tím, màu của nhớ nhung chất ngất. Nhìn trời tím, tôi vội
vàng quay xe về xóm Ngư Viên, có nhà cô giáo của tôi một thời yêu màu tím.
Dáng cô thanh thoát mảnh mai trong tà áo màu tím nhạt, cũng đôi lần cô
nhẹ nhàng dưới nắng vàng phai với tà áo trắng ngần, thong thả đếm bước trên con
đường đất nhỏ trong sân trường. Nắng rơi trên tóc cô, nhày múa điệu đàng
trên áo cô để cho đám học trò con gái ngẫn ngơ nhìn cô giáo dạy văn của mình
–cô Ngô thị Vinh. Gương mặt của cô đã để lại dấu ấn trong tôi, cô đã diễn
tả đúng tâm trạng của chàng Kim trong nỗi lòng tương tư nàng Kiều đã phải
bỏ cả việc học hành và gảy đàn. Giọng cô trầm buồn:
Trúc se ngọn thỏ , tơ chùng phím loan “ …
Con bé Đồng Khánh lớn dần theo năm tháng với tuổi đời mênh mông. Đã biết nhìn trời tím, say sưa thả hồn theo mây hững hờ bay ngang… biết yêu thơ con gái, biết thưởng thức những áng văn hay để rồi ngập ngừng ghi vào cuối trang vở học trò. Lên đệ nhất, con bé ấy là tôi, lại thích học Triết. Những Cảm Xúc, Đam Mê đã cuốn hút tôi từ đôi mắt biết nói màu hạt dẻ của cô Phương Chi, ẩn sau mái tóc cắt ngắn rất duyên thu hút người nhìn. Môn Luận Lý Học và Đạo Đức Học tuy khô khan nhưng tôi lại thích tìm hiểu bởi cách dẫn dắt vào vấn đề với dáng điệu đằm thắm cùng giọng nói từ tốn, nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát của cô Hà thị Vi: “… Luận Lý Học cũng là một khoa học vì nó có thể được trình bày dưới nhiều định luật giống như các định luật vật lý và hình học. Nó cũng là một nghệ thuật …” Cô khẳng định.
Nắng chiều vàng thả những giọt cuối loang loáng trên đường.
Một thiếu nữ trên chiếc xe đạp điện màu đen lướt qua. Bất chợt hình
ảnh chiếc xe Velo – Solex của thập niên 60 xuất hiện với dáng người ngồi
trên xe thật đẹp, thanh thoát lạ kỳ. Cô giáo dạy Thể Dục của tôi, cô
Nguyễn thị Tuyết. Cô có duyên với nụ cười thật tươi và thân hình cân đối
rất đẹp. Chúng tôi là “Con yêu bánh nậm” của cô khi chúng tôi tập sai
động tác “xoay eo” để có thân hình đẹp của con gái. Trong một phút lắng
lòng, tim tôi bồi hồi xúc động. Tôi tròn mắt ngỡ ngàng: Các cô giáo
của mình đang thênh thang trở về trong sân trường Đồng Khánh. Ngậm ngùi.
Nước mắt hoen mi. Góc riêng lẻ từ từ khép lại …
Con đường “tình” của thời đi học lại réo gọi bước chân tôi.
Vội vàng tôi trở về nơi ấy, một thời đưa tôi vào cõi mộng. Dòng
Hương lặng lẽ buông suối tóc dài liêu trai. Cổng trường hồng yên ắng
trong tiếng chiều êm. Dáng điệu, cung cách vẫn như xưa –duyên dáng, điềm
đạm, khiêm cung. Tôi lạc lõng giữa con đường thơ trong gió chiều lãng
đãng bay nghiêng tìm tà áo trắng: .
“Ta trở lại con đường xưa áo lụa
.
Lặng lẽ tôi nhìn trường xưa yêu dấu. Một trăm năm sắp qua
nhưng vẫn còn lung linh sắc màu điểm trang cho núi Ngự, sông Hương để Huế mình
muôn đời vẫn trẻ.
.
(1) Thơ Huyền Hạc
.
Tác giả: BÙI KIM CHI (ĐK 68)
.
(post lại)
.
(post lại)
.