(Hình: Internet)
.
Trương Mỹ-Vân (ĐK 67):.
Mời các bạn xem câu chuyện này với ý nghĩa của chữ NGHIỆP theo Phật giáo.
.
Chuyện Ông Trưởng Giả Có Bốn Vợ
.
Một ông trưởng giả
nọ có bốn bà vợ. Bà vợ thứ nhất là người ông rất mực yêu thương, ngày đêm không
rời nhau nửa bước. Ông chăm sóc, cung phụng cho bà vợ này đủ mọi thứ đắt tiền
từ nhà cửa, xe cộ, thức ăn, áo mặc cho đến những cuộc du lịch khắp nơi trên thế
giới, đi đâu ông cũng đưa bà đi cùng.
Đến một ngày ông
trưởng già này vì tuổi già lâm trọng bệnh. Biết mình không còn sống được bao
lâu nữa, ông cho mời bà vợ thứ nhất đến và bảo rằng:
-Từ trước đến giờ,
tôi rất mực yêu thương chiều chuộng bà. Tình vợ chồng khắn khít bấy lâu nay.
Bây giờ tôi sắp sửa ra đi, vậy bà có sẵn lòng theo tôi cho trọn tình trọn nghĩa
không?
.
.
Bà vợ thứ nhất đáp:
-Ông ơi, tôi biết
ông rất thương quý tôi, nhưng tôi không thể nào đi theo ông được.
.
Nghĩ đến bà vợ thứ
hai, ông thấy rằng từ khi kết duyên với bà này, ông thường xuyên nhớ nghĩ về
bà, thậm chí có nhiều ngày vừa bừng mắt dậy, ông đã nghĩ đến bà, và
nhiều đêm ông còn nằm mộng thấy nét quyến rủ của bà trong giấc mơ của ông nữa.
Thế nhưng khi ông cho mời bà vào và hỏi bà thì bà ta trả lời không chút do dự:
-Tôi biết ông lúc
nào cũng chú tâm đến tôi nhưng tôi tin cho ông biết rằng không những tôi sẽ
không đi theo ông mà ngày hôm nay ông chết thì ngày hôm sau tôi sẽ đi lấy chồng
khác!
.
Ông trưởng giả vô
cùng ngao ngán và tự nhủ phải quên ngay con người vô tình bạc nghĩa này nên ông
lập tức cho mời bà vợ thứ ba vào. Tuy ông không gần gũi nhiều với bà này như
hai bà vợ kia, nhưng ông thường chia sẻ những điều vui buồn với bà và những dịp
lễ lạc quan trọng của ông đều có mặt bà.
Khi ông hỏi bà thì
bà trả lời:
-Tôi chỉ có thể đưa
ông đến nghĩa trang và để tang cho ông trong vòng 49 ngày thôi chứ tôi không
thể đi theo ông được.
.
Một lần nữa ông
trưởng giả thất vọng nhưng ông nhớ lại còn bà vợ cuối cùng. Nghĩ đến đây ông
giật nẩy mình vì từ trước đến giờ ít khi nào ông để tâm đến bà vợ này. Ông cho
mời bà vào và nói:
-Bà ơi, tôi thật có
lỗi với bà vì chẳng hề chăm sóc bà, có khi tôi còn quên bẵng là đã cưới bà làm
vợ. Bây giờ tôi sắp ra đi nhưng tôi không chắc rằng bà sẽ theo tôi.
Bà vợ thứ tư liền
trả lời:
-Ông ơi, tôi biết
rõ điều này nhưng lúc nào tôi cũng theo dõi ông trong suốt cuộc đời ông. Mọi chuyện
ông làm, ông nói, và những điều ông suy nghĩ tôi đều biết và ghi nhớ hết, vì
thế tôi sẵn sàng đi theo ông.
Bà vừa dứt lời thì
ông trưởng giả tắt thở và hai ông bà theo nhau vào cõi thiên thu vạn kiếp.
.
Sau khi kể xong câu
chuyện này, Đức Phật giải thích:
-Này các tì kheo,
người vợ thứ nhất dụ cho thân thể của mình, tuy không bao giờ rời mình nhưng
khi chết mình phải bỏ lại. Người vợ thứ hai dụ cho tiền bạc của mình, hôm nay
mình chết hôm sau tiền bạc đó sẽ về tay người khác. Cho nên bà vợ thứ hai mới
nói "Hôm nay ông chết, ngày mai tôi sẽ đi lấy chồng khác" là vậy.
Người vợ thứ ba dụ cho thân quyến của mình, họ chỉ đưa tiễn mình và để tang cho
mình thôi. Nhưng bà vợ cuối cùng mới là người vô cùng quan trọng vì đó là cái
NGHIỆP của mỗi người, nó sẽ theo mình suốt cuộc đời từ vô lượng kiếp cho đến
bây giờ và mãi mãi về sau nhưng ít khi chúng ta nghĩ đến điều này.
.
Đức Phật giải thích
tiếp:
-Vậy NGHIỆP là gì?
Những gì chúng ta nói, làm và suy nghĩ theo thói quen gọi là nghiệp. Nghiệp do
THÂN KHẨU Ý tạo nên và một khi nghiệp đã hình thành thì không bao giờ mất, chỉ
cần thời gian mà nghiệp đó sẽ trở lại để chúng ta nhận lãnh hậu quả mà thôi.
Thiện nghiệp sẽ trở lại thành những điều may mắn và nghiệp bất thiện sẽ là
những điều rủi ro, đau khổ trong cuộc đời mỗi người. Nghiệp riêng của từng cá
nhân gọi là biệt nghiệp và nghiệp chung của một tập thể như một gia đình, một
xã hội hay một quốc gia gọi là cọng nghiệp. Vì thế điều quan trọng là "Trước
khi làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó" vì một khi nghiệp đã tạo thì
không bao giờ mất.
.
"Ý dẫn
đầu các hành động,
Ý làm chủ, ý tạo
tác.
Nếu với ý thanh tịnh
Khi nói hay hành
động
An lạc bước theo sau
Như bóng với hình."
.
"Ý dẫn đầu các
hành động,
Ý làm chủ, ý tạo
tác.
Nếu với ý ô nhiễm
Khi nói hay hành
động
Khổ não bước theo
sau
Như vết xe chân
(con) vật kéo."
.
.
(Trích từ "Kinh Pháp Cú)
Trương Mỹ-Vân (ĐK 67) kể lại theo kinh Phật và lời giảng của nhiều vị thiền sư
.
(Hình: Internet)
.
.