(Kim-Kê 2015)
DẤU XƯA
Bài viết của Lương Kim-Kê (ĐK67)
Sau trận hỏa hoạn ngày 06.08.1953 cháy rụi căn nhà mới
xây ở Quảng Trị, khoảng 2 tháng sau, gia
đình tôi chuyển vào Huế. Với một con bé con năm tuổi như tôi, sự đổi thay nơi ở
là một điều thú vị. Mặc ba tôi ngày đêm
vẫn chưa hết bàng hoàng, khổ tâm loay hoay với một khởi đầu khó khăn xoay trở,
mặc mẹ tôi hằng đêm thẩn thờ nhìn mớ vàng đã chảy vụn nham nhở, còn tôi, thì vô
cùng thích thú với nơi ở mới, khung cảnh mới. Nơi ở mới của gia đình tôi là trường
Đồng Khánh, tầng hai, dãy lầu bên phải nhìn từ cổng vào.
Chúng tôi chỉ tạm ở đây trong thời gian ngắn chưa đến 1 năm, nhưng hồi ức trẻ con với háo hức ngây thơ để lại trong tôi những kỷ niệm khó quên.Những ngày đầu tiên, thừa dịp người lớn lo ổn định chỗ ở mỗi buổi trưa, lén trốn ngủ, tôi một mình tung tăng chạy chơi khắp trường. Và rồi thành lệ, thỉnh thoảng, tôi lang thang tò mò sục sạo khắp ngôi trường rộng lớn. Với tôi hồi ấy ngôi trường trông đồ sộ, dài, rộng mênh mông và đầy bí hiểm. Có khi tôi giang tay chạy một mạch từ cổng vào đến nhà, có khi ngồi bệt trên đám cỏ xanh mướt lấm tấm điểm những cánh hoa lan đất hồng rồi nằm lăn ra đấy. Chạy nhảy chán chê, tôi bắt đầu lẻn vào các lớp học. Tôi ngạc nhiên thấy lớp học nào cũng có dấu nước thấm đẫm trên tường, cao hơn cả đầu tôi, sau này, tôi mới biết đó là dấu mực nước còn lại sau trận lụt lớn 1953 lịch sử. Tôi đi vào từng lớp học, lục tìm những mẫu phấn còn dư rơi dưới gầm bục giảng, thỉnh thoảng khóai chí khi lượm đươc những viên phấn hầu như còn nguyên, niềm vui vụn vặt nhỏ bé này theo tôi khi gia đình tôi chuyển sang ở trường Quốc học, căn lầu bên phải. Ở đó, tôi lại tiếp tục những buổi trưa bỏ ngủ thám hiểm nơi ở mới và lại miệt mài nhặt nhạnh phấn vụn. Tôi chỉ còn nhớ, thậm chí rất nhớ, cái cảm giác khoái chí khi lượm đươc những viên phấncòn dài, mà không còn nhớ, tôi đã làm gì và để đâu “bộ sưu tâp phấn vụn“ ấy.
.
In dấu ấn đậm nét trong tôi là những hoa văn đường diềm trên tường sát trần nhà ở dãy lầu trên, trong những lớp học phía trái. Dãy đường diềm với hình vẽ những lẳng hoa đầy màu sắc đều đặn tiếp nối nhau làm lớp học tươi vui hẳn lên. Về sau, khi tôi chuyển về ở Cung An Định, nhà xa, chị em tôi ở lại trưa tại trường, tôi chọn đến những lớp này nghỉ trưa để đươc nằm trên băng ghế nhìn mê mãi những lẳng hoa sặc sỡ ấy, tưởng tượng như chúng đang như nắm tay nhau tung tăng nhảy múa. Đặc biệt, không bao giờ tôi dám đi ra đến sân sau của trường. Nhìn khoảng sân rộng mênh mông (cảm giác của tôi hồi đó) với đám cỏ xanh rì tôi tự nhiên thấy sợ, mà không hiểu vì sao lại sợ, có lẽ đó chỉ là cái cảm giác thấy mình nhỏ bé trước cái đám cỏ xanh “mênh mông um tùm“ ấy. Tôi bắt đầu hành trình dài đời hoc sinh ở ngôi trường Đồng Khánh với lớp mẫu giáo. Đã qua lớp mẫu giáo ở Quãng Trị, nhưng vì sinh vào cuối tháng 10, chỉ thiếu hơn 1 tháng, tính đến ngày khai giảng, nên tôi không vào được lớp năm (lớp 1 bây giờ), mà phải học lại lớp mẫu giáo. Niên khóa 1954_ 1955 trường có lớp mẫu giáo cả nam lẫn nữ, (biết bao lâu sau thì trường bỏ lớp mẫu giáo này). Đến nay tôi vẫn còn nhớ vài bạn gái học cùng, như bạn Hồng Như Nguyện, Kim Trâm, Kim Anh, Ngọc Nga, Thiện Tâm ..v..v...bạn nam như ban V.Ch. ... , còn gặp lại bạn Xuân Hòa, Minh Ngọc, tôi còn nhớ tên cô giáo chúng tôi là cô Thỏa. Tôi trải qua những năm tiểu hoc ở trường cho đến khi vào lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) 1960 -1961, thì đúng lúc cấp tiểu học chuyển qua trường tiểu hoc Lê Lợi. Những bạn học cùng lớp năm, khi vào lớp đệ thất thì phân tán thành khoảng 5 đến 6 (?) lớp cùng với những bạn mới nhâp học. Chúng tôi trải dài hành trình học tập với 4 năm đầu trung học đệ nhất cấp, hồn nhiên xăn quần, cột áo với trò chơi ù mọi, nhảy dây, rồng rắn lên mây v..v . Đến lớp cuối trung hoc đệ nhất cấp (đệ tứ) và những năm đệ nhị cấp, thì, phần là năm thi, phần là.. bận “băn khoăn, dè dặt, ngơ ngác“ với những đổi thay của tuổi dậy thì, chúng tôi xa dần với những trò chơi hiếu động ấy mà chỉ nắm tay nhau tản bộ, để gió nhẹ vờn tà áo trắng dưới hàng phượng bên lối đi trong sân trường trong giờ ra chơi vào mùa nắng, nhâm nhi khoai, sắn còn bốc khói. Mùa mưa thì chen chúc vào quán bác cai trường, tận hưởng hương vị ngọt ngào của ly chè đậu xanh, đậu ván v..v
.
Có lần, khi làm nhiệm vụ trực trường, tụi tôi đang đứng ở khu vực sân khấu, bỗng nhìn thấy từ cổng chính, một dòng người biểu tình ào ào như thác lũ, phần lớn là nam mang những tấm băng rôn lớn, hô hào ầm ĩ, một số tiến thẳng đến nơi đặt trống trường, lấy dùi trống, đánh liên tu bất tận, trong khi dòng người đi tiếp tục hoan hô, đả đảo, quanh sân trường. Chúng tôi đứng chết trân bất lực. Hoc sinh ở một số các lớp mở cửa, dè dặt nhìn, rồi sau đó đồng loạt ào ào tuôn ra hòa mình vào dòng người đang biểu tình tiến ra cổng. Bên trên hiên trường chúng tôi thấy một số thầy cô đứng nhìn theo lắc đầu, bất lưc. Sau này chúng tôi nghe kể rằng các thầy cô trường chúng tôi than vãn “Lần đầu tiên thầy cô giáo được hoc trò cho... nghỉ dạy“.
.
Tháng tháng năm năm đi theo cùng chúng tôi trong ngôi trường hồng Đồng Khánh, với bảy sắc “thất sắc“ chỉ màu: vàng, lục , cam, đỏ, xanh, hồng, tím thêu trên huy hiệu được gắn trên ve ngực áo dài trắng khi đi học. Số đông các thế hệ nữ sinh Đồng Khánh chúng tôi nếu không làm "thất sắc", thì cũng đã làm “thất điên bát đảo” bao chàng trai xứ Huế...
Vô số những kỷ niệm buồn vui đời hoc sinh của tôi chìm lấp dần trong quá khứ, chôn chặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền, đổi thay thời cuộc, gia đình con cái v.. v..trong một thời gian dài, và rồi, ngôi trường hồng thân yêu ấy mờ dần trong tôi.... Sau này khi con cái đã lớn, tóc dần thay màu theo năm tháng, thì kỷ niệm thời thơ ấu dần trỗi dậy trong tôi, thôi thúc tôi trở lại trường cũ tìm lại dấu xưa, chập chờn đâu đó trong tôi, tà áo trắng chấp chới, lượn bay dưới hàng phượng đỏ, ngôi trường hồng thấp thoáng bóng dáng thầy cô, những vị giáo sư khả kính đã từng dạy dỗ chúng tôi. Lần trở lại đầu tiên, tôi thấy hụt hẫng, thất vọng. Xen lẫn trong tà áo trắng nữ sinh là màu quần xanh của nam sinh. Ôi ! Không! Đó không phải là đàn bướm trắng chấp chới lượn bay năm xưa của chúng tôi ....Thời thơ ấu tôi đâu, thời hoa mộng tôi đâu ! Dấu xưa đâu !
.
“Tìm đâu những này thơ ấu qua? Tìm đâu những ngày xinh như mộng? Tìm đâu những ngày thơ, tìm đâu những chiều mơ, Tìm đâu biết tìm đâu bây giờ ?” (Những ngày thơ mộng _ Hoàng thi Thơ)
.
.
Đồng Khánh, tên trường chúng tôi, khi nhắc đến, ít ai còn nhớ đấy là 1 vị vua triều Nguyễn mà chỉ nhớ đấy là trường Nữ Trung học Đồng-Khánh với các nữ sinh áo tím, rồi xanh, trắng, 100 năm qua, lượn bay khắp sân trường, cùng vui (đồng khánh) đời hoc sinh hồn nhiên vô tư. Một trăm năm qua, đời dâu bể, ngôi trường hồng vẫn đứng đó, nguyên vẹn, ấp ủ, đón, đưa biết bao thế hệ hoc sinh.
Biết ai còn nhớ nhớ quên quên!
Chúng tôi chỉ tạm ở đây trong thời gian ngắn chưa đến 1 năm, nhưng hồi ức trẻ con với háo hức ngây thơ để lại trong tôi những kỷ niệm khó quên.Những ngày đầu tiên, thừa dịp người lớn lo ổn định chỗ ở mỗi buổi trưa, lén trốn ngủ, tôi một mình tung tăng chạy chơi khắp trường. Và rồi thành lệ, thỉnh thoảng, tôi lang thang tò mò sục sạo khắp ngôi trường rộng lớn. Với tôi hồi ấy ngôi trường trông đồ sộ, dài, rộng mênh mông và đầy bí hiểm. Có khi tôi giang tay chạy một mạch từ cổng vào đến nhà, có khi ngồi bệt trên đám cỏ xanh mướt lấm tấm điểm những cánh hoa lan đất hồng rồi nằm lăn ra đấy. Chạy nhảy chán chê, tôi bắt đầu lẻn vào các lớp học. Tôi ngạc nhiên thấy lớp học nào cũng có dấu nước thấm đẫm trên tường, cao hơn cả đầu tôi, sau này, tôi mới biết đó là dấu mực nước còn lại sau trận lụt lớn 1953 lịch sử. Tôi đi vào từng lớp học, lục tìm những mẫu phấn còn dư rơi dưới gầm bục giảng, thỉnh thoảng khóai chí khi lượm đươc những viên phấn hầu như còn nguyên, niềm vui vụn vặt nhỏ bé này theo tôi khi gia đình tôi chuyển sang ở trường Quốc học, căn lầu bên phải. Ở đó, tôi lại tiếp tục những buổi trưa bỏ ngủ thám hiểm nơi ở mới và lại miệt mài nhặt nhạnh phấn vụn. Tôi chỉ còn nhớ, thậm chí rất nhớ, cái cảm giác khoái chí khi lượm đươc những viên phấncòn dài, mà không còn nhớ, tôi đã làm gì và để đâu “bộ sưu tâp phấn vụn“ ấy.
.
In dấu ấn đậm nét trong tôi là những hoa văn đường diềm trên tường sát trần nhà ở dãy lầu trên, trong những lớp học phía trái. Dãy đường diềm với hình vẽ những lẳng hoa đầy màu sắc đều đặn tiếp nối nhau làm lớp học tươi vui hẳn lên. Về sau, khi tôi chuyển về ở Cung An Định, nhà xa, chị em tôi ở lại trưa tại trường, tôi chọn đến những lớp này nghỉ trưa để đươc nằm trên băng ghế nhìn mê mãi những lẳng hoa sặc sỡ ấy, tưởng tượng như chúng đang như nắm tay nhau tung tăng nhảy múa. Đặc biệt, không bao giờ tôi dám đi ra đến sân sau của trường. Nhìn khoảng sân rộng mênh mông (cảm giác của tôi hồi đó) với đám cỏ xanh rì tôi tự nhiên thấy sợ, mà không hiểu vì sao lại sợ, có lẽ đó chỉ là cái cảm giác thấy mình nhỏ bé trước cái đám cỏ xanh “mênh mông um tùm“ ấy. Tôi bắt đầu hành trình dài đời hoc sinh ở ngôi trường Đồng Khánh với lớp mẫu giáo. Đã qua lớp mẫu giáo ở Quãng Trị, nhưng vì sinh vào cuối tháng 10, chỉ thiếu hơn 1 tháng, tính đến ngày khai giảng, nên tôi không vào được lớp năm (lớp 1 bây giờ), mà phải học lại lớp mẫu giáo. Niên khóa 1954_ 1955 trường có lớp mẫu giáo cả nam lẫn nữ, (biết bao lâu sau thì trường bỏ lớp mẫu giáo này). Đến nay tôi vẫn còn nhớ vài bạn gái học cùng, như bạn Hồng Như Nguyện, Kim Trâm, Kim Anh, Ngọc Nga, Thiện Tâm ..v..v...bạn nam như ban V.Ch. ... , còn gặp lại bạn Xuân Hòa, Minh Ngọc, tôi còn nhớ tên cô giáo chúng tôi là cô Thỏa. Tôi trải qua những năm tiểu hoc ở trường cho đến khi vào lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) 1960 -1961, thì đúng lúc cấp tiểu học chuyển qua trường tiểu hoc Lê Lợi. Những bạn học cùng lớp năm, khi vào lớp đệ thất thì phân tán thành khoảng 5 đến 6 (?) lớp cùng với những bạn mới nhâp học. Chúng tôi trải dài hành trình học tập với 4 năm đầu trung học đệ nhất cấp, hồn nhiên xăn quần, cột áo với trò chơi ù mọi, nhảy dây, rồng rắn lên mây v..v . Đến lớp cuối trung hoc đệ nhất cấp (đệ tứ) và những năm đệ nhị cấp, thì, phần là năm thi, phần là.. bận “băn khoăn, dè dặt, ngơ ngác“ với những đổi thay của tuổi dậy thì, chúng tôi xa dần với những trò chơi hiếu động ấy mà chỉ nắm tay nhau tản bộ, để gió nhẹ vờn tà áo trắng dưới hàng phượng bên lối đi trong sân trường trong giờ ra chơi vào mùa nắng, nhâm nhi khoai, sắn còn bốc khói. Mùa mưa thì chen chúc vào quán bác cai trường, tận hưởng hương vị ngọt ngào của ly chè đậu xanh, đậu ván v..v
.
Có lần, khi làm nhiệm vụ trực trường, tụi tôi đang đứng ở khu vực sân khấu, bỗng nhìn thấy từ cổng chính, một dòng người biểu tình ào ào như thác lũ, phần lớn là nam mang những tấm băng rôn lớn, hô hào ầm ĩ, một số tiến thẳng đến nơi đặt trống trường, lấy dùi trống, đánh liên tu bất tận, trong khi dòng người đi tiếp tục hoan hô, đả đảo, quanh sân trường. Chúng tôi đứng chết trân bất lực. Hoc sinh ở một số các lớp mở cửa, dè dặt nhìn, rồi sau đó đồng loạt ào ào tuôn ra hòa mình vào dòng người đang biểu tình tiến ra cổng. Bên trên hiên trường chúng tôi thấy một số thầy cô đứng nhìn theo lắc đầu, bất lưc. Sau này chúng tôi nghe kể rằng các thầy cô trường chúng tôi than vãn “Lần đầu tiên thầy cô giáo được hoc trò cho... nghỉ dạy“.
.
Tháng tháng năm năm đi theo cùng chúng tôi trong ngôi trường hồng Đồng Khánh, với bảy sắc “thất sắc“ chỉ màu: vàng, lục , cam, đỏ, xanh, hồng, tím thêu trên huy hiệu được gắn trên ve ngực áo dài trắng khi đi học. Số đông các thế hệ nữ sinh Đồng Khánh chúng tôi nếu không làm "thất sắc", thì cũng đã làm “thất điên bát đảo” bao chàng trai xứ Huế...
Vô số những kỷ niệm buồn vui đời hoc sinh của tôi chìm lấp dần trong quá khứ, chôn chặt với nỗi lo cơm áo gạo tiền, đổi thay thời cuộc, gia đình con cái v.. v..trong một thời gian dài, và rồi, ngôi trường hồng thân yêu ấy mờ dần trong tôi.... Sau này khi con cái đã lớn, tóc dần thay màu theo năm tháng, thì kỷ niệm thời thơ ấu dần trỗi dậy trong tôi, thôi thúc tôi trở lại trường cũ tìm lại dấu xưa, chập chờn đâu đó trong tôi, tà áo trắng chấp chới, lượn bay dưới hàng phượng đỏ, ngôi trường hồng thấp thoáng bóng dáng thầy cô, những vị giáo sư khả kính đã từng dạy dỗ chúng tôi. Lần trở lại đầu tiên, tôi thấy hụt hẫng, thất vọng. Xen lẫn trong tà áo trắng nữ sinh là màu quần xanh của nam sinh. Ôi ! Không! Đó không phải là đàn bướm trắng chấp chới lượn bay năm xưa của chúng tôi ....Thời thơ ấu tôi đâu, thời hoa mộng tôi đâu ! Dấu xưa đâu !
.
“Tìm đâu những này thơ ấu qua? Tìm đâu những ngày xinh như mộng? Tìm đâu những ngày thơ, tìm đâu những chiều mơ, Tìm đâu biết tìm đâu bây giờ ?” (Những ngày thơ mộng _ Hoàng thi Thơ)
.
.
Lần trở lại sau đó, tôi chọn ngày Chủ nhật. Trường vắng bóng người. Tôi
thú vị với không khí tĩnh lặng của ngôi trường, thơ thẩn loanh quanh một hồi ở
khắp lối đi trong sân. Tôi thấy trường không còn đồ sộ cũng không còn bí hiểm
như ngày xưa tôi còn bé. Chỉ còn duy nhất một chỗ mà từ ngày xưa ấy cho đến bây
giờ tôi chưa từng bén mảng tới là ngôi miếu ở góc trái, bí hiểm dưới gốc cây già cành lá um tùm, từng mang đến
cho tôi cảm giác rờn rợn đến nổi gai ốc. Tôi đứng lại bên thềm nhà, ngồi xuống nơi
tôi đã từng ở. Thả giày, tôi để chân trần in trên thềm gạch, thật lâu, mong tìm
lại dấu chân nhỏ của mình ngày xưa đâu đó trên thềm nhà. Thềm gạch mát lạnh, rồi
ấm dần... , dấu xưa tưởng như hiện dần về trong tôi. Tôi trải dài hồi tưởng thời gian mà suốt cuộc
đời dài hoc sinh tôi gắn chặt tuổi thơ, thời hoa mộng dấu yêu của mình... .
Trong khoảnh khắc, tôi muốn đánh đổi bất kỳ cái gì để được sống lại thủa ấu thơ
ấy, dù chỉ một ngày. Nhắc đến đây, tôi thấy thấu hiểu tại sao chúng tôi mỗi lần gặp nhau, là sẳn sàng thức đến 2, 3
giờ sáng đua nhau nhắc lại chuyện ngày xưa thủa còn đi học; thấu hiểu ánh mắt
một bà cụ, năm 2013 tôi tình cờ gặp, tình cờ biết cụ từng là nữ sinh nội trú Đồng
Khánh, khi nhắc đến tên trường, lại ngời sáng đến thế. Tôi còn đến hầu chuyện với
cụ thêm lần nữa, thêm lần nữa nhìn thấy ánh mắt reo vui của cụ khi nhắc đến trường
xưa chuyện cũ, cả chuyện cụ từng đưa con cái đến thăm lại trường xưa, tự hào
nói: “Đây là trường Đồng Khánh mà ngày xưa, mẹ đã từng học từ năm 1929, đã đậu
bằng thành chung tại trường.” Ngày 02.12. 2015 tôi rủ em Thái Tuyết, cựu nữ sinh ĐK, cùng đến thăm bà cụ. Trên 100 tuổi, cụ vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, vui vẻ kể chuyện xưa Đồng Khánh cho chúng tôi nghe. Hai chị em tôi dự đinh sẽ mời cụ đến dự buổi
họp mặt ĐK vào dịp đầu năm Bính Thân 2016. Nhưng thật tiếc, người cựu nữ sinh Đồng
Khánh ở thâp niên 30 của thế kỷ trước, đã ra đi trước tết năm ấy, để lại cho
hai chi em tôi nỗi tiếc nuối ngậm ngùi..
Đồng Khánh, tên trường chúng tôi, khi nhắc đến, ít ai còn nhớ đấy là 1 vị vua triều Nguyễn mà chỉ nhớ đấy là trường Nữ Trung học Đồng-Khánh với các nữ sinh áo tím, rồi xanh, trắng, 100 năm qua, lượn bay khắp sân trường, cùng vui (đồng khánh) đời hoc sinh hồn nhiên vô tư. Một trăm năm qua, đời dâu bể, ngôi trường hồng vẫn đứng đó, nguyên vẹn, ấp ủ, đón, đưa biết bao thế hệ hoc sinh.
Biết ai còn nhớ nhớ quên quên!
Sài gòn, ngày 30. 07. 2016
Lương Kim Kê
.
Kim Kê và Xuân Hòa hồi học mẫu giáo trường ĐK
.(Hình do Xuân Hòa gởi)
.