.
(nguồn: Internet).
HẠNH PHÚC VÀ MÙA XUÂN CỦA BẠCH
VÂN CƯ SĨ
..
(Bài viết của Thầy Hà Thúc Hoan, cựu giáo sư Việt Văn trường Đồng-Khánh)
(Bài viết của Thầy Hà Thúc Hoan, cựu giáo sư Việt Văn trường Đồng-Khánh)
..
Trong tập san Văn hoá Phật giáo số 95, ra ngày
15.12.09, tác giả NguyễnThế Đăng đã mở đầu bài viết Tản mạn về tiếng Việt bằng
cách trích dẫn bài thơ vịnh cảnh nhàn của Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
...
“Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
“Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
.
Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) từ thời thơ ấu đã được mẹ là con gái Hộ bộ Thượng thư họ Nhữ và cha là Thái học sinh Nguyễn Văn Định giáo huấn, sau đó theo học với danh nho đương thời là Bảng nhỡn Lương Đắc Bằng. Lớn lên, gặp buổi Lê suy, chính sự đổ nát, Nguyễn Bỉnh Khiêm không đi thi, chỉ ngồi nhà đọc sách và dạy học. Mãi đến năm 44 tuổi, dưới triều Mạc Đăng Doanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới lai kinh ứng thí và đậu Giải nguyên, năm sau dự kỳ thi hội và đỗ Trạng nguyên. Được vua nhà Mạc trọng dụng, làm quan đến chức Lại bộ Tả thị lang, dâng sớ xin trị tội 18 lộng thần mà vua không nghe, Nguyễn Bỉnh Khiêm xin về trí sĩ sau 8 năm tham dự việc triều chính. Có một lần vua Mạc Phúc Hải khẩn khoản vời Nguyễn Bỉnh Khiêm hồi triều với chức Công bộ Thượng thư, song ông lại xin về ngay để vui sống với cảnh nhàn cho đến lúc mất vào năm 95 tuổi.
.....
Tóm lược tiểu sử tác giả như trên chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa của hai câu đề. Quan nhất phẩm triều đình hồi hưu mà không ở trong nhà cao cửa rộng để gia nhân hầu hạ, đến khi xuất hiện trên trang thơ thì không thấy mặc áo gấm hay đeo bài ngà Thượng thư. Thật là ngạc nhiên đến thích thú khi chúng ta nhìn thấy ở đây hình ảnh một Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bình dị với nhiều dụng cụ lao động:
.
“Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.”
Tóm lược tiểu sử tác giả như trên chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa của hai câu đề. Quan nhất phẩm triều đình hồi hưu mà không ở trong nhà cao cửa rộng để gia nhân hầu hạ, đến khi xuất hiện trên trang thơ thì không thấy mặc áo gấm hay đeo bài ngà Thượng thư. Thật là ngạc nhiên đến thích thú khi chúng ta nhìn thấy ở đây hình ảnh một Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bình dị với nhiều dụng cụ lao động:
.
“Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.”
....
Thế mới biết ở vị đại
thần đã hưu trí này, ở nhà trí thức lỗi lạc của thế kỷ XVI này, không hề có sự
phân chia giàu với nghèo, quan với dân, lao động chân tay và lao động trí óc.
Qua đó chúng ta được biết tuy sống với cảnh nhàn nhưng “người học trò già”. Nguyễn Bỉnh Khiêm không quên lao tác như một lão nông hay một ngư ông. Tuy
nhiên, điểm khác biệt ở đây là nhà thơ nhàn không lao động cần cù, vất vả như
một ngư phủ hay nông dân thứ thiệt. Nhà thi sĩ chỉ “thơ thẩn” … Từ láy điệp phụ
âm đầu “thơ thẩn” này, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa luân lý mà chỉ nên
hiểu theo nghĩa triết lý. “Thơ thẩn” là không gấp gáp bước chân, đã thôi rong
ruổi kiếm tìm. “Thơ thẩn” là thong dong cất những bước chân an lạc và thảnh
thơi, “vì đã về, đã tới, bây giờ và ở đây”
.
.
Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm
ba thế kỷ, Giải nguyên Nguyễn Công Trứ dùng cách chiết tự để định nghĩa “nhàn”
là tĩnh, trái với “náo” có nghĩa là động. Viết hai câu thực, Nguyễn Bỉnh
Khiêm diễn tả tự nhiên, dung dị chủ đề cảnh nhàn với ý nghĩa vừa nêu:
.
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.”
.
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.”
....
“Nơi vắng vẻ” là cảnh
nhàn thanh tĩnh, vô vi. Đó là thiên nhiên với cây cỏ tươi xanh, thôn xóm hiền
hoà, ruộng đồng quang đãng mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng sống gắn bó từ khi còn
thơ ấu cho đến năm 45 tuổi. Đó là Bạch Vân am, nơi nhà hiền triết quy ẩn từ năm
53 tuổi để sống bình dị, thanh cao cho đến cuối đời. “Chốn lao xao” là chỗ ồn
ào, náo nhiệt. Đó là cuộc trần ai vinh liền nhục, khóc lẫn cười. Đó là chốn
triều đình với nhiều phép tắc, lễ nghi ràng buộc mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạm
dung thân trong 8 năm, sau đó nhà thi sĩ – đạo sĩ đã cáo quan về hưu để lại
trường danh lợi cho 18 lộng thần tranh giành tiền tài và chức vị.
......
Dưới con mắt của phần
đông người đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm bị cho là “dại” vì đã từ bỏ quyền cao chức
trọng cùng với bổng lộc hậu hĩ của nhà Mạc để trở về làng quê sống cuộc đời dân
dã, thanh bạch. Cái “dại” này cũng có chỗ tương đồng với cái “dại’ của Phật
hoàng Trần NhânTôn khi từ bỏ ngai vàng như ném một chiếc giày rách để lên núi
Yên tử sống đời đạo hạnh của bậc chân tu. Như Tĩnh giới Thiền sư đời Lý đã
“Kham tiếu thiền gia si độn khách”, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhờ biết “Ngu
dại chan chan tính đã quen” nên đã tìm thấy hạnh phúc chân thật. Những ai
suốt đời chỉ biết chạy theo tiền tài và địa vị để đốt cháy đời mình bằng lửa dục
vọng như con thiêu thân tự huỷ diệt bằng cách lao vào ngọn lửa đỏ, những ai đó
sẽ không thể nào hiểu được hạnh phúc của những xuất trần thượng sĩ đã chấp nhận
cái “dại” hiền triết này.
.
Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trao truyền cho hậu thế nghệ thuật sống để hưởng nhàn, để có hạnh phúc chân thật qua hai câu luận có hình thức giản dị mà nội dung hàm ẩn ý nghĩa sâu sắc như một công án của thiền gia :
.
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.”
.
Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trao truyền cho hậu thế nghệ thuật sống để hưởng nhàn, để có hạnh phúc chân thật qua hai câu luận có hình thức giản dị mà nội dung hàm ẩn ý nghĩa sâu sắc như một công án của thiền gia :
.
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.”
....
Vào mùa thu, cây tre
non sinh trưởng, Nguyễn Bỉnh Khiêm “ăn măng trúc” vừa ngon miệng vừa yên lòng
vì thức ăn có nhiều chất xơ này dễ kiếm và có lợi cho sự tiêu hoá của người
già. Sang đông măng không mọc nữa thì nhà thơ nhàn “ăn giá” cũng là thứ thực
phẩm tươi non, nhiều dưỡng chất và dễ tìm mua như măng trúc trước đây. Thu mát,
đông lạnh nên nhà hiền triết quan tâm việc ẩm thực để thân thể có đủ nhiệt
lượng. Đến mùa xuân khí trời đã ấm áp, vào mùa hạ thời tiết quá nóng bức, cho
nên thú vui của nhà thi sĩ – đạo sĩ chuyển đổi từ ăn ngon sang tắm mát. Mùa
xuân, Nguyễn Binh Khiêm cảm thấy hạnh phúc khi được tắm mát trong hồ sen trong
xanh và sâu rộng. Sang mùa hạ mà vẫn còn xuống “tắm hồ sen” để thoả sức vẫy
vùng thì người ta phải chịu khổ đau vì bị gai của cây sen làm cho xây xát, ngứa
ngáy. Cho nên, để làm dịu cái nóng bức của mùa hè, Cụ Trạng Trình thảnh thơi,
vui thú với làn nước mát của ao nhà.
..
Nghị luận về hạnh phúc, các thầy giáo, cô giáo thường yêu cầu học sinh định nghĩa hạnh phúc mà không biết rằng định nghĩa không khéo thì người ta có thể bắt đầu mất hạnh phúc. Khi một sinh viên khẳng định hạnh phúc của đời tôi là có được cái bằng Tiến sĩ thì ta biết ngay từ phút ấy người bạn trẻ không có hạnh phúc vì chưa có bằng Tiến sĩ. Miệt mài học tập, viết luận án và tổ chức bảo vệ luận án là những việc làm hao tâm tổn trí mà khi có học vị Tiến sĩ rồi không có nghĩa là hạnh phúc đã tìm thấy ! Cho nên người trí không tự ràng buộc vào một khái niệm về hạnh phúc mà biết tổ chức cuộc sống một cách khôn ngoan, linh hoạt và thích ứng như Nguyễn Bỉnh Khiêm để có hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Đó chính là triết lý sống tùy duyên đã được Phật hoàng Trần Nhân Tôn thể hiện trong “Cư trần lạc đạo phú”:
.
“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.”
Nghị luận về hạnh phúc, các thầy giáo, cô giáo thường yêu cầu học sinh định nghĩa hạnh phúc mà không biết rằng định nghĩa không khéo thì người ta có thể bắt đầu mất hạnh phúc. Khi một sinh viên khẳng định hạnh phúc của đời tôi là có được cái bằng Tiến sĩ thì ta biết ngay từ phút ấy người bạn trẻ không có hạnh phúc vì chưa có bằng Tiến sĩ. Miệt mài học tập, viết luận án và tổ chức bảo vệ luận án là những việc làm hao tâm tổn trí mà khi có học vị Tiến sĩ rồi không có nghĩa là hạnh phúc đã tìm thấy ! Cho nên người trí không tự ràng buộc vào một khái niệm về hạnh phúc mà biết tổ chức cuộc sống một cách khôn ngoan, linh hoạt và thích ứng như Nguyễn Bỉnh Khiêm để có hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh. Đó chính là triết lý sống tùy duyên đã được Phật hoàng Trần Nhân Tôn thể hiện trong “Cư trần lạc đạo phú”:
.
“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.”
.....
Cao Bá Quát, một nho thần có tư tưởng tiến bộ và ý thức phản kháng đời Nguyễn, đã vẽ nên bức tranh thảm hại của lớp người áo mũ xênh xang với quyền cao chức trọng ở triều đình:
.
“Mũ cành chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực cửa hầu môn;
Áo giới lân trùm dưới cơ phu, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ.”
Cao Bá Quát, một nho thần có tư tưởng tiến bộ và ý thức phản kháng đời Nguyễn, đã vẽ nên bức tranh thảm hại của lớp người áo mũ xênh xang với quyền cao chức trọng ở triều đình:
.
“Mũ cành chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực cửa hầu môn;
Áo giới lân trùm dưới cơ phu, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ.”
.....
Nhìn thấy hoạt cảnh
nhục nhã của bọn tham quan ô lại chỉ giỏi việc nịnh bợ, lòn cúi để cầu danh
lợi, chúng ta hiểu rõ hơn phẩm cách thanh cao, phong thái ung dung, cuộc sống
tự do và hạnh phúc của nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm khi đã biết từ bỏ “chốn
lao xao” để trở về “nơi vắng vẻ”. Ở đó, nhà hiền triết khẽ nâng ly rượu nồng
giữa đất trời, nhẹ lòng buông bỏ công danh cùng với những ham muốn vật chất tầm
thường, sống giao hoà mật thiết với thiên nhiên cao rộng, trở thành một nốt
nhạc trong bản nhã ca vĩ đại của vũ trụ :
.
“Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
.
“Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
....
Phần đông người đời
nay đang uống bia bằng ly cối, uống rượu bằng chén tống, uống liên tục không kể
ngày đêm, uống trong phòng khách của gia đình chưa đủ thì uống tiếp trong phòng
lạnh của nhà hàng, giữa những tiếng “dô”, “dô” ồn ào hay trong tiếng nhạc đinh
tai nhức óc của cái máy phóng thanh đã được sử dụng với công suất tối đa. Trái
lại, thưởng thức một trong bốn lạc thú thanh cao của người xưa là cầm, kỳ, thi,
tửu, Nguyễn Bỉnh Khiêm uống rượu với cái ly nhỏ bằng hạt mít, “sẽ nhắp” từng
chút hương vị cay nồng, dưới bóng mát của cây xanh là cái máy điều hoà tuyệt
hảo của thiên nhiên. Tửu đạo ấy giúp khí huyết người già lưu thông, làm cho tâm
trí người lớn tuổi nên sảng khoái, minh mẫn để nhận biết tính mong manh, bèo
bọt, phù du của vinh hoa phú quý ở đời. Từ đó nhà thi sĩ – đạo sĩ chọn cách
sống vị tha vô ngã, chẳng vì công, chẳng vì danh, chỉ vì người khác và cho
người khác. Với lý tưởng sống cao đẹp ấy, trí tuệ, tài năng và đức hạnh của
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bao trùm cả thế kỷ XVI, sáng đẹp mãi trong văn
học và lịch sử nước nhà.
......
Chịu ảnh hưởng của tư
tưởng và học thuật phương Tây, nhiều tác giả Việt Nam cận và hiện đại đã nghĩ
rằng người ta chỉ tìm thấy sức sống trong mùa xuân và hạnh phúc khi còn tuổi
trẻ. Hậu quả của nhận thức thiếu khôn ngoan này là ngay khi còn có tuổi trẻ và
mùa xuân, người ta cũng không được sống hạnh phúc trọn vẹn, vì lo sợ tuổi xuân
qua mau và cảnh già nua lụ khụ sẽ đến:
.
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
.
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
..
Triết gia phương đông không quan niệm hạnh phúc chỉ có trong mùa xuân và với tuổi trẻ. Sống có đạo đức để lòng thanh thản, sống tuỳ duyên để tâm được an vui, với cuộc đời sáng đẹp như một áng mây trắng trên trời xanh, ở đâu Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tìm thấy hạnh phúc và với lứa tuổi nào Bạch Vân cư sĩ cũng có mùa xuân:
..
“Lòng thử hỏi lòng không hổ thẹn,
Đến đâu thì cũng có xuân phong”
“Chín mươi thì kể xuân đà muộn,Triết gia phương đông không quan niệm hạnh phúc chỉ có trong mùa xuân và với tuổi trẻ. Sống có đạo đức để lòng thanh thản, sống tuỳ duyên để tâm được an vui, với cuộc đời sáng đẹp như một áng mây trắng trên trời xanh, ở đâu Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tìm thấy hạnh phúc và với lứa tuổi nào Bạch Vân cư sĩ cũng có mùa xuân:
..
“Lòng thử hỏi lòng không hổ thẹn,
Đến đâu thì cũng có xuân phong”
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.”
.
Tác giả: Hà Thúc Hoan
.
HỘI NGỘ THẦY TRÒ ĐK67, C2
.
.
ĐK67 (lớp C2) họp mặt với Thầy Giáo cũ (Thầy Hà Thúc Hoan)
tại Saigon năm 2012
Ngồi từ trái: Như Nguyện, Thấy, Ngọc Trang, Thu Lê, Cô Mai Hương (cựu gs ĐK, phu nhân thầy Hà Thúc Hoan), Kim Kê, Xuân Hòa
Đứng từ trái: Bác sĩ Thế (phu quân Thấy), Thầy Hà Thúc Hoan, nhà văn Dương Nghiễm Mậu (phu quân Ngọc Trang), Bác sĩ Công (bạn ĐK67), nhà văn Sâm Thương (bạn ĐK67)
(Photo: by anh Trần Trọng Hân, phu quân Như Nguyện)
.
(post lại)