Monday, December 28, 2015

PHÁP HỘI A- DI- ĐÀ

Thư Bạch Lan:..
..
Các bạn phương xa thân mến,
..
Trong suốt ba ngày cuối tuần qua  (18, 19, 20 tháng 12 năm 2015) mình bận rộn tham gia Pháp Hội A Di Đà ở quận Cam, với tư cách thiện nguyện viên thuộc hội Từ Bi Phụng Sự do Thầy Hằng Trường hướng dẫn tại Longbeach Convention Center. Nam Calif. Hoa Kỳ...
..
Ngày thứ Sáu (18-12), hội trường quy tụ gần 300 thiện nguyện viên khắp các tiểu bang, phần lớn là các anh chị ở Nam Calif. có các em, trẻ nhất độ 15 tuổi. Mình rất vui và ngạc nhiên khi gặp các thiện nguyện viên đến từ hòn đảo bé tý Tahiti, mặc áo tràng đầu đội vòng hoa đủ màu, tươi cười chào đón các Thầy, các Tăng Ni, các Phật tử tham dự hai ngày Pháp hội.
..

Tuesday, December 22, 2015

NHẠC GIÁNG SINH

ANDRÉ RIEU - SLEIGH RIDE

Sunday, December 6, 2015

Phạm Thiên Thư và Ngày Xưa Hoàng Thị

(Hình: Internet)....

(Nguồn: RFA.com)
..
Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở đó là hình ảnh đầy sức sống của một thời niên thiếu mà ai trong chúng ta cũng đã từng trãi qua. Thế nhưng đối với những ai tò mò thì tác giả bài thơ nổi tiếng này có thật là đã trao chùm hoa cho cô Ngọ để bài thơ trở thành nổi tiếng đến như thế hay không?
Vì Phạm thiên Thư, như chúng ta đều biết là một nhà sư, vậy bài Ngày Xưa Hoàng Thị được ông sáng tác từ bao giờ?


“Bài Ngày Xưa Hoàng Thị tôi viết trước khi đi tu. Khi tôi vào chùa rồi thì hình ảnh trên đường đi làm tôi nhớ lại kỷ niệm xưa. Nhớ lại hình ảnh của cô Ngọ, thời học trò ấy mà. Chẳng có tình yêu đâu chỉ là học trò vui vui thôi. Đó là lý do tại sao tôi viết bài đó.”...

Phạm Thiên Thư vừa cho chúng ta biết một chút lý lịch của bài thơ Ngày Xưa Hoàng Thị, bài thơ này đã một thời gây sóng gió trong khuôn viên các trường Trung cũng như đại học tại Việt Nam vào đầu những năm bảy mươi. Nhạc sĩ Phạm Duy đã tinh tế khi chọn bài thơ này để phổ nhạc và sau đó hàng loạt bài khác của Phạm Thiên Thư liên tục chiếm lĩnh đài phát thanh Sài Gòn trong nhiều năm trời.
.

Tuesday, December 1, 2015

Con chim trốn tuyết

(Truyện dịch sưu tầm)
..
Truyện dịch "CON CHIM TRỐN TUYẾT" từ trang BLOG ĐK67 (posted vào năm 2009).
..
..

CON CHIM TRỐN TUYẾT
(THE SNOW GOOSE)
..
TÁC GIẢ: PAUL GALLICO

(Bản dịch của Trần Phong Giao và Hoàng Ưng)
  ..
Cánh đồng lầy mênh mông chạy dọc theo theo bờ duyên hải Essex, giữa thôn Chelmbury và Wickaeldroth, một bến chài của dân Saxon ngày xưa. Đây là miền hoang đại cuối cùng còn sót lại tại nước Anh, một miền sình lầy, hẻo lánh đầy cỏ lác và lau sậy với những bãi cỏ ngợp nước trải dài tới bên bờ những ruộng muối lớn. Những bãi bùn non và những vũng nước thuỷ triều sát bên đại dương đầy sóng gió.

Saturday, November 28, 2015

Kim Kê: Đàn Khướu Đầu Trắng

..
"Năm xưa chúng ta bạn nhau
Học cùng một mái trường xưa..."

..

Mời các bạn đọc lại Ký Sự của Lương Kim Kê (ĐK67, B5, C2)
....
ĐÀN KHƯỚU ĐẦU TRẮNG
...
Đã hơn 5 giờ 30 chiều, trời bắt đầu lắc rắc mấy giọt mưa, lo sợ cơn mưa lớn, tôi vội bắt xe ôm quen đưa thằng cháu ngoại mười sáu tháng tuổi siêu quậy của tôi, qua giao cho mẹ nó.  Thằng nhóc được ngồi xe khoái chí nhún nhẩy theo từng nhịp nẩy của bánh xe, ngẩng mặt lên trời khoái chí hứng những giọt mưa đang dần nặng hạt.  Những hạt mưa bỗng lớn hơn và nhanh hơn, cơn mưa thực sự đến, anh xe ôm dừng xe đưa chiếc áo mưa, tôi trùm vội trên đầu nhóc, nhóc phản đối kich liệt.  Tôi giục anh xe ôm cứ đi tiếp, vì nếu không sẽ trễ mất.
         
Chiều nay tôi có một buổi họp mặt bạn bè cùng khối lớp, đã rất lâu chúng tôi chưa có một buổi họp mặt hứa hẹn sẽ đông vui như hôm nay.  Thế là cứ… đội mưa mà đi.

Thursday, November 26, 2015

Happy Thanksgiving!

..

Nguồn gốc Lễ Thanksgiving

.
Mayflower
(nguồn: Internet)
.
NGUỒN GỐC LỄ THANKSGIVING TẠI HOA KỲ
.                         
Người Mỹ có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày lễ Thanksgiving vào tháng 11 mỗi năm..
.
Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng.
...                                                                                                         
Con tàu Mayflower nổi danh vượt Ðại Tây Dương chở di dân đến vùng Plymouth Rock của tiểu bang Massachusetts bây giờ. Nhóm gia đình người Anh chỉ có hơn ba chục, số còn lại là phần đông thủy thủ đoàn. Tổng số 102 người..
.

Friday, November 20, 2015

Thưa Thầy con đi

.
.
THƯA THẦY CON ĐI
..
Thôi, thưa Thầy con đi
Năm cuối cùng đã hết
Chưa qua một mùa thi
Đã nghe đầy thương tiếc
Nhìn xuân về lộc biếc
Chim én liệng thầm thì
Những giọt buồn thế hệ
Đưa tiễn những người đi
.

Thursday, November 19, 2015

Bụi Phấn

Thư Trương Tố-Lan ĐK67, B3.
.
(Hình: Internet)
Các bạn thân mến,
Hằng năm cứ đến tháng 11 Dương lịch có những ngày lễ mang dấu ấn thiêng liêng trường tồn cùng thời gian... Bên nớ có ngày Tạ Ơn, bên ni có ngày 20-11, Ngày Nhà Giáo Viêt Nam. Giữa cuộc sống muôn màu muôn sắc, trong những điều được, điều mất, Tố Lan đây lại tâm đắc đón nhận ý niệm đậm tính nhân văn này, xem như những hồi chuông vang vọng giữa trời xanh, như một thông điệp về lễ nghĩa và đạo chữ vậy. .Các bạn của T L ơi, ngày xưa vào lễ Tết Nguyên Đán ông bà ta vẫn bảo: "Mồng một tết Cha, mồng hai tết Mẹ, mồng ba tết Thầy.''  Rồi thì "công Cha, nghĩa Mẹ, ơn Thầy"...

Tuesday, November 10, 2015

Hoa Phong Lan

...
HOA PHONG LAN 
...
(Bạch Lan sưu tầm)...

Hoa lan, hay phong lan, cây hoa lan, cây bông lan, cây lan... (tên khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Họ Orchideceae là một trong những họ lớn nhất của thực vật và có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực; có cây hoa lan sống dưới mặt đất và chỉ nở hoa trên mặt đất cũng như có cây hoa lan sống tại vùng cao nguyên của dãy Himalaya; hoa lan có thể tìm thấy tại các vùng có khí hậu nhiệt đới như trong rừng già của Brasil đến các vùng có tuyết phủ trong mùa đông như tại bình nguyên của Manitoba, Canada; hoa lan có loại mọc trong đất (terrestrial), có loại mọc trên cây cao (epiphyte) và có loại mọc trên đá (lithophyte).

Hoa lan được người ta ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 m. 
...........
Truyền thuyết về hoa Phong Lan
...
Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Oócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn.

Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình.

Từ ngày quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều đồ dùng khác. Đàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả.

Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền. Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.

Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến.

Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng.

Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết.

Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động.

Dincadơvin đau đớn thốt lên :

- Ôi, cớ sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! - Rồi nàng quay lại hỏi ông thầy cúng - Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng?

- Cô cô cô! - Tiếng thầy cúng thốt lên, có nghĩa là "Cứ sẵn sàng đi!"

Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to: "Khô!"

Điều đó có nghĩa là: "Chúng tôi đã sẵn sàng!"

- Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan-útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi.

Taxan-útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây.

Métvét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây.

Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn - những người con ưu tú - những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thầy cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:

- Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con.

Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây.

Người đời nay gọi đó là hoa Oóckhiđêa - hay là hoa Phong Lan. 
..
(B L sưu tầm)
.
..
.......
..
..


Thursday, October 22, 2015

Lời hay Ý đẹp

..
.
.
.

..

.
.
Trương Mỹ Vân (ĐK67) sưu tầm.

Thursday, October 15, 2015

MY BEAUTIFUL ROSES

SERENADE
.
(Franz Schubert)
..

Saturday, October 10, 2015

Cô Gái Có Một Bông Hồng

..
...
.Jonh Blanchard rời khỏi băng ghế, anh chăm chú nhìn dòng người đang rời khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô gái với một đóa hoa hồng cài trên áo. Mười ba tháng trước đây trong một thư viện ở Florida, khi nhấc tới một cuốn sách ra khỏi kệ anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dung cuốn sách mà vì những dòng chữ viết bằng bút chì bên lề cuốn sách, nơi ghi tên người mượn, anh đã tìm ra địa chỉ chủ nhân của hàng chữ. Đó là cô Hollis Maynell. Cô gái sống ở thành phố New York
 .....
Sau đó anh viết cho cô gái một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả lời, nhưng ngay hôm sau đó anh phải lên tàu ra nước ngoài tham gia vào cuộc đệ nhị thế chiến. Trong vòng một năm và một tháng sau đó hai người dần dần tìm hiểu nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái gửi cho mình một tấm hình nhưng cô từ chối. Cô cho rằng nếu chàng thực lòng thì diện mạo của cô đâu có quan trọng gì. Cuối cùng đến ngày anh từ Âu châu trở về, họ hẹn gặp nhau lần đầu tại nhà ga trung tâm thành phố New York. Cô gái viết : “Anh sẽ nhận ra em là người có bông hồng cài trên ve áo”
... 
Khi đó anh thấy một người con gái tiến bước lại đến phía mình, cô gái ấy có thân hình mảnh mai thon thả, những cuộn tóc vàng xoăn bên vành tai nhỏ nhắn, cặp mắt xanh đẹp long lanh như ánh sao trời, đôi môi và cằm cô ta có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng. Trong chiếc áo vest màu xanh nhạt của cô gái giống như là của cả một mùa xuân đang phơi phới, Jonh tiến đến phía cô gái và hoàn toàn không để ý là cô ấy không có cài chiếc bông hồng (!). Khi bước đến gần kề bên, cô gái nở nụ cười thật hấp dẫn và xinh đẹp trên vành môi nho nhỏ cô ta nói:
- Anh thủy thủ ơi…! Đi với em nhé!
...
Gần như không tự chủ được, anh bước thêm bước nữa đến cô gái và lúc ấy anh thấy một người phụ nữ trạc khỏang 50 tuổi đứng sau cô ây với chiếc bông hồng cài trên ve áo…(!). Bà ta có mái tóc màu nâu đã điểm trắng…. giấu nửa kín nửa hở trong chiếc mũ đã cũ. Bà ta có thân hình béo phì nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp….. cũng là lúc đó cô gái vừa nói đến lúc nãy đã băng qua bên kia đường!
.....
Jonh đã có cảm giác lòng mình như đã chia thành hai khối nặng nề…. một nửa muốn được theo cô gái, một nửa hướng về một phụ nữ ngũ tuần đã chinh phục anh ta….. và bà ta đứng đó, khuôn mặt béo tốt với làn da nhợt nhạt nhưng rất phúc hậu và nhạy cảm…. Khi đó bỗng nhiên Jonh không còn lưỡng lự nữa…. anh ta nắm chặt cuốn sách nhỏ đã cũ kỹ giống như quyển sách trong thư viện trước đây để “bà cô gái” nhận ra mình! Đây không phải là tình yêu nhưng là một cái gì đó rất đáng trân quý, một cái gì đó mà thậm chí có thể hơn tình yêu, một tình bạn mà anh luôn luôn và mãi mãi biết ơn!
Jonh đứng thẳng chào người đàn bà và chìa cuốn sách ra nói…. một cách nghẹn ngào và thất vọng:
- Thưa bà! Tôi là Trung úy Jonh Blanchard và được xin phép hỏi bà có phải là cô Meynell không ạ? Tôi rất vui mừng là gặp được bà đã đến đây tối hôm nay và xin phép mời bà dùng cơm tối được không ạ?
....
Người phụ nữ nở một nụ cười bao dung và trả lời:
- Ta không biết việc này như thế nào con trai ạ! Nhưng cô gái trẻ mặc chiếc áo vest màu xanh vừa đi kia đã năn nỉ ta đeo đóa hoa hồng này trên ve áo. Cô ấy nói nếu cậu có mời ta đi ăn tối thì nói rằng cô ấy đang đợi cậu ở nhà hàng lớn bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm gì đó mà ta không biết !....
..
. . . .  Người ta chỉ có thể nhận ra bản chất thật sự của trái tim khi phải đối mặt với những điều không mong muốn…. những cú nhắn message, mail, comment dù là ảo nhưng rồi cũng sẽ có kết quả đâu là sự thật và ít ra cũng phải có cái giá phải trả.... !
...
(Truyện dịch sưu tầm)
...

Tuesday, September 1, 2015

Những Điều Lạ Lùng

(post lại)....
Bài viết về lần hội ngộ đầu tiên của ĐK67.
....
.
..
Nguyễn Sĩ Tuyết-Hồng viết
...
Lễ khai giảng niên học 1960-1961, khi các chị bắt đầu vào trường trung học Đồng Khánh thành phố Huế, cô Hiệu trưởng đặt tên là Đoàn Bạch-Đằng, khẩu hiệu là “Tiến”, nhạc hiệu là bài hát Bạch-Đằng-Giang, bao gồm 7 lớp đệ Thất, mỗi lớp trên 60 người. Các chị mang tên đoàn trong suốt thời gian theo học tại trường. Đối với tôi, đây là điều lạ lùng đầu tiên, vì 12 năm sau, khi tôi bước chân vào trường Đồng Khánh thì chúng tôi chỉ đơn giản là học sinh lớp đệ thất.