Thursday, January 30, 2020

Bài Toán Chia Bò

  
(Nguồn: Internet)..

Bài Toán C: Chia Bò.
.
Trong truyền thuyết Ấn Độ cổ đại kể câu chuyện:  Có một ông già, trước khi lâm chung để lại di chúc rằng, muốn chia 19 con bò cho ba người con theo quy định: con cả được chia 1tổng số bò, con thứ hai được chia 14 tổng số bò, còn con thứ ba được chia 15 tổng số bò nhưng không được bán để chia tiền. 
.
Theo phong tục của Ấn Độ giáo thì bò được coi là vật linh thiêng nên không được giết thịt, chỉ có thể chia cả con đang sống.  Sau khi người cha qua đời, ba người con đã tìm hết cách mà vẫn chưa chia được đàn bò, cuối cùng họ quyết định trình quan xét xử.  Các quan lại địa phương vốn là túi rượu thịt, gặp việc khó bèn lấy lý do “quan thanh liêm khó quyết đoán việc trong nhà” để từ chối.
.
Ở làng bên có ông già thông thái. .
Một hôm ông đi qua nhà ba anh em nọ, bèn nghe bàn cãi sôi nổi.  Hỏi xong ông mới biết nội dung câu chuyện chia bò.  Chỉ thấy ông già trầm tư giây lát rồi nói:  “Việc này làm được! Ta có một con bò cho các anh mượn.  Như vậy tổng cộng có 20 con bò.
Anh cả được chia 12 tức là 10 con,
anh thứ hai được chia 14 tức là 5 con,
còn anh thứ ba được chia 15 tức là 4 con.
Ba anh em tổng cộng lại đúng 19 con bò, 1 con còn lại trả cho ta”. 

.
Thật tuyệt diệu!  Một vấn đề nan giải đã làm nhiều người suy nghĩ nát óc lại được giải quyết một cách nhẹ nhàng, khéo léo như vậy.  Cách chia này tự nhiên trở thành giai thoại và lưu truyền tới ngày nay
.
(N P sưu tầm)

Monday, January 27, 2020

Duyên Nợ

Trương M-Vân (ĐK67) sưu tm
.
(Nguồn: Internet).
Duyên N
,
Hết thảy “duyên” trên đời đều để trả một chữ “nợ”
Duyên phận mang mọi người đến gần nhau hơn. Nhờ vào cái duyên mà người ta được gặp nhau, trở thành bạn bè, đồng nghiệp, bạn thân, tri kỷ. Tuy nhiên, hết thảy duyên trên đời, đều để trả một chữ “nợ”.
Nhân sinh ngắn ngủi, gặp nhau hẳn là có duyên.
Sống trên đời này, được sống cùng người thân, được học hành cùng bạn bè, được làm việc cùng đồng nghiệp, được cùng chung sống với phu thê, âu cũng là duyên số. Ta được cha mẹ sinh ra, được lớn lên cùng anh chị em đã là một cái duyên rồi. Nó khiến ta gặp họ, đúng hơn thì nhờ có duyên mà cha mẹ ta sinh ra ta.

Saturday, January 25, 2020

Xuân và Khoảnh Khắc

Truyn ngn ca BÙI KIM CHI (ĐK 68)
,
(Nguồn: Internet)
.
.
Xuân và Khonh Khc
 .
Chút nắng mỏng băng ngang như dải lụa.  Xuân đã về thật rồi.  Nồng nàn hương với sắc vàng mơ.  Huế ẩn mình nhưng hối hả gọi.  Phút chốc Huế ùa về chật kín hồn tôi.  Trời đất giao hòa tranh nhau đãi ngộ.  Cảnh và  người hòa quyện vào nhau tha thiết, dịu dàng trong không gian rộn rã tiếng cười của xuân.  Hạnh phúc thật đầy được sống lại với tết Huế nhưng ngậm ngùi –buồn xuân thêm tuổi và… mạ thì không còn!
Đây là mùa xuân thứ 15 tôi mất mạ.  Trong ngôi nhà rường cổ, bàn thờ mạ lấp lánh đèn hoa rực rỡ.  Hoa giấy Thanh Tiên xuân sắc một thời nay lung linh xôn xao trở lại cùng Tết Huế.  Trầm hương thoang thoảng cuộn lấy hồn tôi thanh thoát đến lạ.  Mâm cơm cúng mạ ngày 30 đầy đủ các món ăn như những tháng năm mạ còn sống với chúng tôi.  Cũng bánh tráng ram, cũng thịt heo luộc ăn kèm với tôm chua, thêm rau sống, khế chua, trái vả, chuối chát.  Cũng tôm thịt kho rim, măng xào tôm.  Rồi tô giò heo hầm với nấm mèo, kim châm.  Thêm dĩa chả lụa, năm ba lọn nem nho nhỏ… Bánh ngọt thì có bánh măng, bánh mận, bánh thuẩn.  Những món ăn mà mạ hay làm ngày Tết, bây giờ Hà –vợ tôi đảm trách nấu nướng mỗi lần về Huế ăn Tết.  Tôi thương và nhớ mạ tôi quá 
.

Wednesday, January 22, 2020

Mười Thương Mùa Xuân

Thơ UYÊN-DIM
.
 Tranh H.S. Nguyễn thị Hợp
(Nguồn: Internet).
.
Mưi Thương Mùa Xuân
.
Một thương xuân rủ tóc mềm
Buông rơi vạt nắng bên thềm mộng mơ
.
Hai thương xuân thả vào đời 
Bao niềm hy vọng trong lời chúc vui
.
Ba thương xuân cười xinh tươi
Bên mai vàng thắm đẹp vườn nhân gian.
.
Bốn thương xuân đến nhẹ nhàng
Xua đông giá lạnh vội vàng rời xa
.

Monday, January 20, 2020

Tiếng Thời Gian

Thơ Đoàn Như-Quê (ĐK67)
.
Thu y
(Tranh Như-Quê)
.
Tiếng Thi Gian
.
Thầy về,
Giữa mùa đông,
Chút nắng cuối năm sưởi ấm tấm lòng,
Khao khát gặp sau bao xa cách...
.
Thầy về,
Đầu tóc bạc trắng,
Nét trang nghiêm đậm khắc thời gian,
Thoáng u buồn vì nhớ quê hương
Xa vạn dặm nơi lòng ghi khắc.
.
Thầy về,
Chúng con đây:
Hải ngoại bôn ba, quê nội nổi chìm,
Ly rượu ngọt, đầu xuân họp mặt.
.
Đồng Khánh ơi, 40 năm ấy:
Rộn rã tiếng cười áo trắng tinh khôi.
Sân trường, lớp học, thầy cô,
"Âu lo" rất đỗi buồn vui xuân thì
.
Thời gian ơi,
Ngày áo trắng tinh khôi.
.
Đoàn Như-Quê (ĐK67)
.
(post lại)

Thursday, January 16, 2020

Viết cho em

Bài viết ca ĐOÀN THU-LÊ (ĐK67)
Thu Lê là cu Huynh Trưởng Gia Đình Pht Tử Đoàn T Đàm Huế trước 75; du hc M năm 1968 sau khi đổ Tú Tài 2; ra trường, lập gia đình, làm việc, và đnh cư  M t đó cho đến nay (2020)
.
(Ngun: Internet).
Viết Cho Em
Nghe như hơi thở trong lành của tuổi thơ, như giòng suối ấm ngọt tưới thêm vào tuổi hồn nhiên, tôi đếm lại những đôi mắt thiên thần đã lần lượt ghé qua hồn mình mà cảm thấy niềm thương rạt rào. Tôi muốn ghi lại cho em tất cả những gì mà trong một ngày nào đó tôi nghĩ rất dễ vỡ tan giữa lòng đời.
.
Trong tuổi thơ, có bao giờ em nghĩ đến một ước mơ, dù là một giấc mơ tầm thường, nhỏ bé? Hãy chất đầy trong lòng thật nhiều ước mơ đi em để thấy mình hiện hữu. Tuổi thơ có bị đánh cắp đi, những ước mơ có bị thời gian dày vò, thì em cũng đừng ngại ngùng choàng ôm tất cả vào vòng tay, dù là nhỏ bé, của em. Nhớ đừng đánh mất đi niềm vui hồn nhiên mà mình sẽ không bao giờ tìm lại được từ những buổi đi họp Đoàn. Xin đừng bỏ qua những cái áo mới tưởng tượng, những món tiền lì xì, những buổi đi chơi kỳ thú trong những ngày Tết của em, của tuổi thơ. Hãy chấp nhận một cách sung sướng là mình có niềm tin đi em.
.

Tuesday, January 14, 2020

Nhà thơ Nguyên Sa

Áo La Hà Đông
Thơ: Nguyên Sa
Nhc: Ngô Thy Miên 
Tiếng hát: Duy Trác.
.

,
,
Nhà Thơ Nguyên Sa_Trn Bích Lan (1932-1998)
.
Thi sĩ Nguyên Sa (sinh ngày 1/ 3/ 1932 ti Hà Ni- mt ngày 18/ 4/ 1998 ti M) tên tht là Trn Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc. Ông là mt nhà thơ lãng mn Vit Nam ni tiếng t thp niên 1950, vi nhng tác phm ni danh như "Áo la Hà Đông", "Paris có gì l không em", "Tui mười ba", "Tháng Sáu tri mưa" v.v...
.
Nhắc đến Nguyên Sa là người ta lại nhớ đến những câu thơ:
.
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn.
Và mùa thu dài lắm ở chung quanh,
hoặc
Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc.
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
hoặc
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm.
Chả biết tay ai làm lá sen.
.
Biết bao nhiêu thế hệ đã yêu thơ Nguyên Sa!
.

Tuesday, January 7, 2020

Nấu Xôi

Viết ngn ca Trương Đm Tuyết (ĐK67)
.
Clay Flower (Hoa làm bằng đất sét): by Đạm Tuyết
(Hình: ĐT gởi)
.
Đã Biết Nu Xôi
Không biết từ đâu mà từ rất lâu đã nghe câu "Bữa ni mười bốn, mai rằm chè xôi" không biết nữa, mà như tôi đã nói với Hiển: "Đạm Tuyết không biết nấu xôi" trong đoạn viết ngắn sau khi đi trại bên Maryland về, ai cũng cười mình cả, nấu xôi dễ cũng như nấu cơm mà không biết, ốt dột thiệt! Nhưng mà bây giờ thì đã biết nấu xôi rồi các bạn ạ, cứ hai tuần đến ngày 14 và ngày 30 là mình nấu xôi cho lễ sám hối thay thế bạn mình dọn qua thành phố khác 
..

Sunday, January 5, 2020

Chữ Duyên trong Nhà Phật

(Ngun: Internet)
.
Ch DUYÊN trong nhà Pht
DUYÊN vốn từ gốc Hán có nghĩa là nguyên nhân, duyên cớ phát sinh ra sự việc. Cảm nhận về chữ Duyên có vị trí đặc biệt trong tâm khảm người Việt, trong đời sống nhân sinh, đời sống tinh cảm lứa đôi trai gái,và đặc biệt trong đời sống tu học và là thuật ngữ được xử dụng nhiều trong Phật giáo..
1. Chưa quen nhau nay được gặp nhau gọi là Hữu Duyên.
2. Muốn làm một việc gì đó giúp người khác biết về Phật pháp gọi là Kết Duyên.
3. Hay ấn tống kinh sách băng đĩa, giảng pháp cho người khác nghe gọi là Gieo Duyên.