Wednesday, December 11, 2019

"Trưởng Thành" trong Nhà Phật

Trương Mỹ-Vân (ĐK67) sưu tầm..

(Nguồn: Internet)
.
Ngưi Đưc Cho Là Trưng Thành Trong Nhà Pht 
Một hôm Đức Phật hỏi học trò của mình là Bhikshu rằng:
“Bhikshu này, ngươi được bao nhiêu tuổi rồi?”
Bhikshu đáp:
“Dạ, năm tuổi.”
Đức Phật hỏi tiếp:
“Năm tuổi sao? Trông ngươi ít nhất cũng bảy mươi tuổi rồi mà. 
Tại sao ngươi trả lời như thế?”
Bhikshu đáp:
“Con nói như thế là vì tia sáng của sự chiêm nghiệm đã xuất 
hiện trong đời con mới cách đây năm năm, chỉ trong năm năm 
vừa qua thì sự tỉnh thức và trưởng thành mới có mặt trong cuộc 
đời con. Trước đó, cuộc đời con giống như một giấc mơ. Con 
sống trong giấc ngủ. Khi đếm tuổi của mình con không kể đến 
những năm tháng trước đó. Cuộc đời thật sự của con chỉ mới 
bắt đầu cách đây năm năm. Con chỉ mới năm tuổi.”

Đức Phật bảo các học trò khác hãy ghi nhớ câu trả lời của 
Bhikshu: “Tất cả các ông nên tính đếm tuổi của mình theo
 cách này; đây là tiêu chuẩn để tính tuổi cho các ông.”

Những biểu hiện của Tâm thức trưởng thành tăng trưởng
 theo thời gian được cụ thể ra như sau:

1. Lúc nhỏ, ta thường nghĩ rằng người giàu có là người lấy về rất nhiều.
 Khi lớn lên, ta mới biết rằng người giàu có là người cho đi rất nhiều.

2. Lúc nhỏ, ta thường nghĩ rằng mạnh mẽ là vượt qua người khác. 
Khi lớn lên, ta mới biết rằng mạnh mẽ là vượt qua chính mình.

3. Lúc nhỏ, ta mong muốn thay đổi cả thế giới. Khi lớn lên,
 ta chỉ muốn thay đổi bản thân mình (cũng đã quá khó khăn!).

4. Lúc nhỏ, ta thường nghĩ rằng khi trưởng thành, ta sẽ không còn bị 
tổn thương. Khi lớn lên, ta mới biết rằng trưởng thành là biết điều chỉnh
 tiếng khóc và cảm xúc mình trong im lặng.

5. Khi còn nhỏ, ta thường muốn sống thật lâu.
Khi lớn lên, ta muốn sống sao cho đời mình có ý nghĩa.

6. Khi còn nhỏ, ta thường nghĩ rằng nếu ta thắng được người thì 
mới vẻ vang. Khi lớn lên, ta mới biết rằng ''thắng cái tâm háo 
thắng, đầy vọng tưởng của mình” mới là điều đáng kể.

7. Khi còn nhỏ, ta thường muốn người khác chấp nhận mình.
Khi lớn lên, ta nhận ra rằng biết chấp nhận người khác ''như 
chính họ đang là” đó mới chính là cách làm cho mình dễ sống.

8. Khi còn nhỏ, ta thường nghĩ rằng biết níu giữ là khôn ngoan. 
Nhưng khi lớn lên, ta mới nhận ra rằng biết buông bỏ 
mới là trí tuệ.

''Không phụ thuộc vào năm tháng
Mà đo Sống ít hay nhiều.
Chính là cách mình đã Sống
Một ngày TỈNH THỨC bao nhiêu..''
.
Tác giả: Như Nhiên -ThíchTánhTuệ
Trương M-Vân (ĐK67) sưu tầm.
.


(Nguồn: Internet)