Monday, September 2, 2019

Nghiệp Dai Dẳng

(Ngun: Internet).
.
NGHIP DAI DNG.
Thời Đức Phật còn tại thế, một hôm ngài A Nan là thị giả của Phật hỏi Ngài:
- Bạch Đức Thế Tôn, lời dạy của Ngài hùng mạnh như tiếng sư tử rống, thế nhưng tại sao lúc nghe Ngài giảng, trong thính chúng của Ngài có người ngồi nghe lại ngủ gục, có kẻ chân tay táy máy không yên, hết với tay kéo cành cây gần đó xuống bứt lá lại mân mê nhổ hết đám cỏ mọc chung quanh, có người trong lúc nghe pháp đầu cứ ngẩng lên và hai mắt nhìn trời như tìm kiếm cái gì trên đó, có kẻ hàm dưới cứ đưa qua đưa về như hàm con trâu đang nhai lại đám cỏ trong miệng nó, và có người để hết tâm trí chăm chú lắng nghe. Bạch Đức Thế Tôn con không hiểu tại sao họ lại làm như vậy nên kính nhờ Đức Thế Tôn chỉ dạy.

Đức Phật trả lời:
- Này A Nan, trong lúc nghe ta nói có người thường ngủ gục vì người này trong tiền kiếp có 500 kiếp làm rắn và rắn thì ngủ suốt ngày nên tuy kiếp này người này được lên làm người nhưng thói quen trong tiền kiếp của họ vẫn còn vì NGHIỆP chính là những hành động tạo tác do thói quen được lập đi lập lại từ ngày này sang ngày khác, đời này sang đời khác. Vì thế người này trong lúc nghe ta nói thường hay ngủ gục là vậy.
.

Có người trong lúc nghe pháp lại hay lấy tay bứt lá cây nhổ cỏ dại vì trong tiền kiếp họ có 500 kiếp làm khỉ cho nên đến kiếp này vẫn còn thói quen chuyền cành hái cây lá hoa quả.
.
Có người trong lúc nghe ta giảng, mắt cứ ngước lên trời vì người này trong tiền kiếp có 500 kiếp làm chiêm tinh gia nên suốt ngày ngước mắt nhìn trời để xem xét tìm kiếm những vì tinh tú trên trời.
.
Có người lúc nghe pháp, hàm dưới cứ đưa qua đưa về như nhai lại thức ăn vì người này trong tiền kiếp có 500 kiếp làm trâu nên bây giờ vẫn còn giữ cố tật đó.
.
Và có người chăm chú lắng nghe lời ta giảng vì người này trong tiền kiếp có 500 kiếp là giáo sĩ Bà Là Môn (Ấn Độ Giáo), chuyên nghiên cứu đọc tụng kinh điển nên kiếp này trở lại làm người, gặp giáo pháp của Như Lai, người ấy vẫn quen tập quán cũ là chăm chỉ nghe pháp và cần mẫn học đạo.

Ngài A Nan nghe xong hoan hỷ đảnh lễ Đức Phật.
.
Nếu chúng ta để ý quan sát chính mình và những người chung quanh, chúng ta sẽ thấy mỗi người có những thói quen, sở thích hoặc tài năng khác nhau. Có người có khiếu về âm nhạc, người thích hội họa, kẻ giỏi văn chương. Có người thích thể thao, người thích uống rượu, kẻ thích đến sòng bài cờ bạc thâu đêm suốt sáng không biết mệt. Có người thích chuyện nam nữ, tuy đã có gia đình nhưng vẫn còn thói trăng hoa. Những thói quen này chính là nghiệp dĩ còn sót lại từ tiền kiếp và thường xuất hiện lúc còn họ nhỏ vào khoảng 8, 9 tuổi hoặc có khi sớm hơn khoảng 5, 6 tuổi trong trường hợp những tài năng đặc biệt xuất chúng và thiện lành, hoặc có khi xuất hiện chậm hơn và theo họ suốt  đời rất khó bỏ như trường hợp những thói hư tật xấu như những tội tà dâm, trộm cắp, nói láo, cờ bạc, nghiện ngập rượu chè ma tuý, trai gái v.v...
.
Khi chúng ta hiểu được “mỗi người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp” (trong bài “Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt”), và chính những nghiệp khác biệt này tạo nên cá tính của mỗi con người, thì sự hiểu biết này sẽ giúp chúng ta nhìn mọi người chung quanh với cặp mắt bình thản và tâm hồn bao dung hơn, không ganh tỵ với người may mắn hơn mình vì chính họ đang hưởng những quả thiện lành, và không trách móc hay phê phán những kẻ đang gánh chịu hậu quả khổ đau của nghiệp bất thiện do họ gây ra trong tiền kiếp. Chúng ta chỉ có thể làm kẻ bàng quan đứng ngoài nhìn vào, quan sát, ghi nhận chứ không thể nào thay đổi họ được.
.
Trương M-Vân (ĐK67) ghi li theo li ging ca sư cô Tâm Tâm..
.
(Ngun: Internet)

.