Saturday, June 17, 2023

Lời Cha Dạy

(Nguồn: Internet)..

LI CHA DY

(Viết ngắn của ThaiNC).

Chương trình giáo khoa lớp Năm tiểu học thời VNCH có bài tập đọc rằng: nếu đi giữa dòng sông và bị lật thuyền có Cha, Thầy, và Vua, cả ba người đều không biết bơi thì phải cứu vua trước, cứu thầy, rồi mới cứu cha. 
Tôi không chịu, về nhà th
ưa với ba tôi, phải ngược lại mới đúng: con sẽ cứu ba trước, rồi mới cứu thầy, vì thầy dù có công dạy dỗ nhưng làm sao bằng cha được? Còn vua là ông nào đâu biết? Không lẽ cứu ông…Nguyễn văn Thiệu, là tổng thống VNCH, kể như là vua?
Ba tôi cười nói rằng: sách dạy vậy thôi chứ khi đó ai ở gần nhất, con cứu người đó. Tình thế nguy cấp không có sự chọn lựa. Lỡ ba đang ở xa nhất, con ráng tới cứu cũng không kịp, rồi cả ba người cùng chìm, trong khi con có thể cứu một người khác. Cho nên phải cứu người đang ở gần con nhất, không kể là cha, thầy, hay vua. 
Đó là bài học luôn luôn ghi nhớ về cách ứng xử ba tôi đã dạy khi hãy còn thơ.
Nhưng lúc đó t
ôi vẫn thắc mắc hỏi tiếp rằng: tại sao sách nhà trường không dạy như ba nói nghe có lý hơn, lại dạy phải cứu vua?
Ba giải thích rằng: nền văn hóa và giáo dục nước ta dù đã có nhiều cải tiến theo tây phương, nhưng cội nguồn vẫn còn ảnh hưởng nền tảng Khổng Giáo của thời phong kiến. Các chính thể quân chủ thời xưa đã dùng triết lý QUÂN SƯ PHỤ, tôn sùng nhà vua để trị nước. Thuyết đó không sai vào thời điểm bấy giờ, nhưng với trình độ dân trí hiện nay thì không còn thích hợp nữa.
Và ông tiếp, nếu được quyền soạn sách giáo khoa cho bộ giáo dục, sẽ thế bài “Quân Sư Phụ” ở trên bằng bài “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của thầy Mạnh Tử.
Ôi những ngày thơ ấu ấy đã qua, và bài học cha dạy năm xưa nhớ mãi trong lòng!