Wednesday, May 31, 2017

Điều Kỳ Diệu

Tác gi: CAO KIM (phu nhân Ha sĩ Lê Ký Thương)
.
(Nguồn: Internet)
.
Điu K Diu
.
Bn thân,
.
Hôm nay mình cảm thấy rất hạnh phúc, và mình muốn chia sẻ hạnh phúc ấy với bạn, người mà lâu rồi mình không gọi điện, không viết thư, nhưng bao giờ cũng hiện diện trong những niềm vui nỗi buồn của mình, dù lấp ló hay trực diện 
.
Tối hôm qua, trời bỗng dưng trở lạnh khi mình khoát chiếc áo mỏng manh chạy xe đến Nhạc viện thành phố.  Ở đó có người bạn đang chờ mình để cùng thưởng thức tiếng đàn tuyệt diệu của một nghệ sĩ thính phòng danh tiếng
.

Tuesday, May 30, 2017

Chiếc Áo màu khói hương

Truyện ngắn của TÔN NỮ QUỲNH-DIÊU (ĐK 71)
.
.(Nguồn: Internet)
.
Chiếc Áo Màu Khói Hương
.
Chuyện của Huế từ thuở "Nước thanh bình ba trăm năm cũ". *
.
Huế, "tháng năm chưa nằm đã sáng", mới có tám giờ mà mặt trời đã lên cao, lâu lâu từng đám mây trắng như những tảng bông gòn lững lờ trôi trên nền trời trong xanh, quang đãng.
Hôm nay thứ bảy, tôi được Mạ cho phép rủ con bạn thân từ thuở còn học ở trường tiểu học, Ưu Đàm (con nhỏ này có duyên với Phật, nó được sinh ra nhằm ngày Phật đản sanh nên Ba Mạ nó đặt cho nó tên của loài hoa Ưu Đàm), lên nhà bà cô ở Nam Giao chơi, đến sáng chủ nhật thì về coi nhà cho Mạ đi Chùa.  Ưu Đàm có khuôn mặt phúc hậu, tánh tình lại hiền lành, dễ thương nên tôi thương nó như chị em ruột thịt.
Tôi thả bộ từ trong Thành nội ra cửa Thuợng Tứ, mùi thơm của hoa sen từ bờ hồ thoang thoảng theo gió bay lên làm tôi thấy lâng lâng trong lòng.  Những cánh sen vươn cao, thẳng đứng dưới mặt hồ tĩnh lặng, cất mặt nhìn đời "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
.

Thursday, May 25, 2017

Chiếc áo màu xanh

 
 (Nguồn: Internet)..
Chiếc Áo Màu Xanh
..
Một chiếc áo màu xanh nước biển
Đã một thời làm đẹp tuổi thơ
Suối tóc huyền, đôi mắt nai tơ
Với tên gọi nữ sinh Đồng Khánh.
.
Bao nhiêu năm cùng nhau đèn sách
Bấy nhiêu năm tình nghĩa bạn, thầy
Trọn niềm yêu thương nhớ vơi đầy
Như màu áo, màu xanh hy vọng.
.
Hoàng hôn về, tuổi nặng bờ vai
Thầy bạn đã mỗi người mỗi ngả
Nhìn màu áo nhớ bao kỷ niệm
Tuổi học trò, ôi tuổi mộng mơ.
.
Nay dù đã tóc pha màu bạc
Vẫn nhớ hoài màu áo nữ sinh
Màu ước mơ, hy vọng, nghĩa tình
Yêu thầy, quý bạn, chung tình biết bao.
.
Tác giả: Nguyễn thị Tố Nga..
.
(st)

Saturday, May 20, 2017

Sen

Th bút của LỮ-KIỀU
.
(Hình: Internet)
.
SEN
.
Tôi qui y ở chùa Từ Hiếu, một ngôi chùa cổ cách thành phố khoảng bảy cây số, trên đường đi lên Vạn Niên. Thời gian qua, không thể nhớ những bước chân tuổi thơ chạy trên những viên sỏi sân chùa cũ. Nhưng không quên, không bao giờ quên màu nước xanh ngọc bích của cái hồ bán nguyệt nằm ở mặt tiền, bước qua khỏi cổng tam quan là nhìn thấy. Ôi, màu nước in hình trời, cây cỏ, bóng chùa, cái màu xanh rêu phong mà không cũ, đầm ấm sâu thẳm mà vẫn sáng láng rực rỡ hào quang của ngọc bích. Trên mặt hồ ấy là những đóa sen hồng, sen trắng. Và bên cạnh màu hồng, màu trắng kia là màu lam khói hương của tà áo mẹ tôi.
.

Monday, May 15, 2017

Bên ni Bên nớ

Bài viết (Việt, Pháp, Anh) của HOÀNG NGỌC ẤN (ĐK 67)..
.
(Hình: Internet)
.
.Bên Ni Bên N
.
Cùng một điểm đến, nhưng tôi có hai câu hỏi: “Hè năm nay, bạn có đi Việt Nam không?” hay “Năm ni, bạn có về Việt Nam không?” Câu trước là câu người bạn Bỉ hỏi, và câu thứ hai là của người bạn Việt Nam.
Tôi rời Việt Nam cách đây 25 năm ở tuổi trung niên và không biết bao giờ trở lại. Hành lý mang theo không gì ngoài kỷ niệm tuổi thiếu thời..
.
Tại sao tôi lại đi du lịch Việt Nam? Đi du lịch là để khám phá, để biết thêm một vùng đất lạ. Tôi về Việt Nam, nơi tôi sinh ra. Tôi lớn lên bên những con sông và con đò nhỏ, bên bãi biển xanh với bờ cát trắng, bên những mái tranh đơn sơ dưới rặng tre, bên những cánh đồng lúa chin ngập ánh trăng vàng… .
Việt Nam, quê tôi, nơi thân quen mà tôi biết từng góc phố, từng đường quê, từng cành hoa ngọn cỏ. Tôi trở về.  Tôi trở về Việt Nam để tìm lại một chút hương xưa. 
.
.Đêm đầu tiên bao giờ tôi cũng mơ thấy mình đang ở Bỉ, với những công việc, những lo âu hay vui chơi thường ngày. Tôi giật mình thức giấc, không biết mình đang ở đâu.  Nhìn quanh mấy lượt tôi mới nhận ra rằng mình đang ở Việt Nam.
.
Tôi lang thang trên con phố nhỏ xứ Huế -nơi tôi sinh ra. Tôi về nhà. Huế vẫn như xưa. Dòng sông Hương với nhưng con đò nhỏ vẫn lượn lờ uốn khúc giữa phố Huế.  Ngôi trường Đồng Khánh màu hồng ngày xưa tôi đi học vẫn còn đó… Huế vẫn”đỏng đảnh”, mưa nắng thất thường như người Huế vẫn nói” Tứ thời giai hữu hạ, Nhất vũ tiện thành đông”.  Huế vẫn cổ kính và nên thơ. Và tôi đắm mình trong kỷ niệm thuở thiếu thời..
.
Bước chân đưa tôi đi trên con đường ngày xưa đi học về hướng nhà cũ. Tôi cảm thấy mắt mình ươn ướt. Ngôi nhà xưa giữa đám hoa lá và cây ăn trái không còn nữa, thay vào đó là một ngôi nhà cao tầng. Nhà của vài người bạn thân thuở nhỏ cũng biến mất, dành chỗ cho những tiệm ăn tân thời sang trọng.
Đã xa rồi, quê hương và tuổi thơ...
.
.Lạ thay! Tôi bỗng nghĩ đến những cánh rừng thu lá vàng bay theo gió; những con hẻm trong phố cổ Bruxelles; những  ngày nằm ngắm mây trời  trên bãi cỏ công viên; và những ngày trời đông xám xịt. Tôi nhớ Belgique, nơi có bốn mùa chỉ trong một ngày.
Ngày mai, tôi về Bỉ.
.
Ấn (ĐK67)



ICI - LÀ BAS

 « Est-ce que tu vas au Vietnam cet été ? » est une question que mes amis belges  me posent souvent à l’approche des vacances d’été. Par contre, mes compatriotes me demandent « Rentres-tu au Vietnam cet été ?»    Une destination, deux concepts.
J’ai quitté mon pays à l’âge mûr sans aucun espoir de retour, et emporté rien excepté mes souvenirs d’enfance.  Cela fait déjà 25 ans et je ne peux qu’y retourner depuis peu..
Je ne voyage pas au Vietnam comme une touriste pour découvrir ou visiter  le  pays parce que Vietnam est mon pays natal. Là bas, j’y suis née et ai grandi. Mon enfance et adolescence y sont passées, près des rivières avec de petits sampans, ou des plages ensoleillées, ou des rizières dorées à la moisson, ou encore des chaumières cachées sous les rangées de bambous. Là bas, je connais chaque coin des rues, chaque arbre ou chaque brin de fleurs. J’y ne voyage pas mais j(e n)’y rentre..
..
Rentrer ou retourner au Vietnam est une retrouvaille. Il est vraiment étrange que je fasse le même rêve toutes les premières nuits au Vietnam :   d’être à Bruxelles avec toutes mes activités, ou les soucis ou joie de vivre quotidienne. Je me suis  réveillée et demandée où j’étais.  Regardant autour de moi, je réalisais : « Oh, je suis au Vietnam ».  Je me balade dans les petites rues de Hue – où je suis née et ai grandi. La rivière de Parfum  avec ses sampans serpente nonchalamment à travers la ville. La rue de Le Loi m’amène à  mon école Dong Khanh peinte en rose.  Hue est toujours une ville où le climat est capricieux, comme l’on dit  « l’été prolonge toute l’année, mais avec une pluie, l’hiver est présent ». Son âme antique et poétique y est  comme d’antan..
.
Je m’enfonce dans les souvenirs d’enfance.  Ici, le chemin où je suis allée à l’école. Mes pas me menaient au quartier où j’habitais d’autre fois. Je sentais mes yeux  voilés. Ma petite maison et son jardin avec des arbres fruités ne sont plus là,  remplacés par un grand building commercial. Pas loin de là, les maisons de mes ami(e)s d’adolescence ont cédé aux restaurants modernes.
Tout est peu à peu disparu, comme mon enfance doucement me quitte.
.
Quelle drôle situation! Je songe de forêts avec des feuillages dorés et agités dans les brises d’automne ;  ainsi  que les allées dans l’ancienne ville de Bruxelles ;  des jours d’été où je m’allonge sur la pelouse du parc contemplant les nuages. Les cieux gris en hiver me manquent. J’ai la nostalgie de la Belgique, le pays avec quatre saisons en une journée.
Et je rentre en mon deuxième pays de coeur.
..
HERE AND THERE
.
“Are you heading to Vietnam for summer vacation?” some of my Belgian friends asked. “Are you coming back to Vietnam this year?” my fellow immigrants wanted to know. One destination, two concepts.
I left my native land in my middle age more than 25 years ago with virtually nothing except my souvenirs of my childhood, and with no idea of whether and when I could return. Since then I have been fortunate to go back a few times..
.
I do not go to Vietnam as a tourist, to visit or to discover. Vietnam is simply my native country, where I was born and grew up. There I spent all my childhood and my adolescence living along the quiet rivers with many small sampans; or on the sunny seashores; or near the yellow rice fields during the harvest; or under the shade of many green bamboo trees. There, I know every corner of the streets, every tree, almost every kind of wild flowers… No, I do not travel but I do return to Vietnam..
Going back to Vietnam for me is like soul searching. The first few nights in Vietnam, I always have the same dream: being in Brussels with all my usual activities, my daily worries and joys.
.  
I woke up in the middle of the night and wondered where I was. Looking around me a few times, I realized “I am in Vietnam”. There, I wander again and again in several familiar streets at Hue, the town I was born and raised at. I felt at home at last.  Nothing seems changed at all. The same   Perfume River keeps flowing leisurely through the town. The same Le Loi Street lined with shady trees runs straight past my school Dong Khanh High School. Its façade still painted in pink. Hue remains a town of calm life and capricious weather.  Someone once says “the summer here lasts the whole year long, except when it rains turns in to the winter”.  Its soul is forever poetic and ancient. I immerse myself in thinking of my past full of memories. Then I feel tears in my eyes when I happened to come near to my old neighborhood. My old house with a small flower garden and a few big fruit tress is no longer there, replaced by a newly erected large building.  My childhood friends’ houses are also replaced by modern restaurants.
There and then, everything seems to be gradually disappeared, just like my lovely childhood quietly leaving me.
.
At that moment, what a surprise! I suddenly think about the forests with their glorious leaves drifting in autumn wind; the alleys in the ancient quarter of Brussels; about the lazy summer days stretching myself out in the park watching the clouds floating by. I am overcome with acute nostalgia for Belgium, the land with four seasons in one day. I miss Brussels so much.
I am coming back to my second home.....
.
Ngọc-Ấn ĐK67 (Belgium)

Tuesday, May 9, 2017

Phật và Đạo Phật

KÍNH MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN
.
(Nguồn: Internet)
..
PHẬT VÀ ĐẠO PHẬT.
QUA 

VỊNH PHẬT CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
.
(Bài viết của Thầy Hà Thúc Hoan, cựu giáo sư Trường Đồng-Khánh)
.
Với tín đồ Phật giáo, Phật đản và Thành đạo là hai ngày lễ lớn trong năm. Phật tử chúng ta cử hành lễ Phật đản để hân hoan đón mừng ngày thái tử Tất Đạt Đa ra đời. Chúng ta tổ chức lễ Thành đạo để thành tâm tưởng niệm ngày thái tử Tất Đạt Đa thành Phật, ngày đạo Phật xuất hiện trên thế gian và trở thành con đường giải thoát khổ đau cho nhân loại. Rất nhiều người đã nói, viết về đức Phật và Phật giáo. Trong phạm vi của bài viết ngắn này, để đón mừng lễ Thành đạo với mục đích vừa nêu trên, chúng tôi xin trình bày một số hiểu biết còn giới hạn của mình về Phật và đạo Phật mà nho sĩ hiển đạt Nguyễn Công Trứ đã thể hiện trong bài hát nói Vịnh Phật.
.
Trước hết cần phân biệt miêu tả của phương Tây và ngâm vịnh của phương Đông. Bài văn miêu tả lệ thuộc vào thời gian và không gian. Trái lại, bài thơ ngâm vịnh không chịu sự chi phối của không và thời gian ấy. Miêu tả mùa thu, nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu chỉ cho người đọc thấy nét đẹp sinh động, cụ thể của một mùa thu mới bắt đầu xuất hiện với “Non xa khởi sự nhạt sương mờ...” Cũng với đề tài ấy, qua cách ngâm vịnh của nhà thơ cổ điển Nguyễn Khuyến, chúng ta thấy được cái đẹp tổng quát, lý tưởng của mùa thu nói chung với “trời thu xanh ngắt” ở ban ngày và “bóng trăng” thu mát dịu vào ban đêm. Vịnh mùa thu là phải nắm bắt cho được cái hồn muôn thuở của mùa thu. Bài thơ ngâm vịnh thường ngắn gọn, súc tích và có tính khái quát cao hơn bài văn miêu tả. Vịnh Phật theo yêu cầu ấy, Nguyễn Công Trứ phải nêu cho được yếu tính của Phật và Phật giáo bằng cách trả lời ngắn gọn và chính xác hai câu hỏi: Phật là gì ? Đạo Phật là gì ? Nếu đặt hai nghi vấn này với một thiền sư, có thể Phật tử chúng ta sẽ nhận được một câu trả lời “rất thiền”, đại loại như : Tôi biết đánh trống, tùng tùng tùng, cắc tùng tùng ...Tại cửa thiền, vị đạo sư tâm linh trả lời bằng cách không trả lời, để sách tấn đệ tử tự tìm lời giải đáp, vì chân lý đích thực có tiếng nói vang lên từ thâm cung của lòng người. Nhưng sống ở thế gian, phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp, Uy Viễn tướng công đã can đảm giải đáp hai vấn nạn ấy một cách súc tích qua khổ thơ đầu của bài hát nói Vịnh Phật:
.
“Thiên thượng thiên hạ vô như Phật,
Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài.
Chiếc thuyền từ một lá vơi vôi,
Vớt chìm đắm đưa lên cõi tĩnh.”
.
“Thiên thượng thiên hạ vô như Phật” nghĩa là trên trời, dưới đất không có cái gì có giống Phật. Cũng như cái Một tuyệt đối, Phật không có thuộc tính. Chúng ta không thể dùng câu đơn có hệ từ là để định nghĩa, để giải thích Phật. Cũng như định nghĩa tuyệt đối, định nghĩa Phật là tương đối hóa cái tuyệt đối. Ví dụ nói Phật là thiện thì Phật không phải là chân, là mỹ sao? Lại nữa, thiện chỉ là thiện khi so sánh với ác và nếu Phật là thiện và chỉ là thiện thì tôi có thể tôn thờ chữ Thiện mà không cần phải thờ phụng Phật nữa. Phật học có thuật ngữ chân như. Phật là cái chân lý như thế...Cho nên, chỉ có thể nói Phật là Phật mà thôi. “Nhỏ không trong” nghĩa là cái nhỏ không thể ở trong Phật, vì Phật là cái nhỏ nhất. “Lớn cũng không ngoài” có nghĩa là cái lớn không thể ở ngoài Phật, vì Phật là cái lớn nhất. Từ cái nhỏ nhất cũng là Phật mà đến cái lớn nhất cũng là Phật thì ở trên trời và dưới đất, giữa hai cái cực nhỏ và cực lớn ấy, còn có cái gì không phải là Phật nữa! Kết lại, để trả lời câu hỏi Phật là gì, chúng ta có thể theo ý thơ của Ông Hi Văn mà nêu lời giải đáp ngắn gọn : Phật không là gì cả nên Phật là tất cả.
.
Ở hai câu cuối của khổ thơ, đạo Phật được Nguyễn Công Trứ gợi tả bằng hình tượng bao hàm nhiều ý nghĩa là chiếc “thuyền từ”. Nhìn theo một phương diện nào đó thì cuộc đời là một bể khổ mênh mông .Ở đó, con người trôi nổi theo sự cuốn hút của tài, sắc, danh, thực, thụy. Giữa bể khổ là cuộc đời ấy, thái tử Tất Đạt Đa thành Phật và từ đó đạo Phật xuất hiện như một chiếc thuyền của tình thương không phân biệt thân sơ, thù bạn khi thực hiện nhiệm vụ cứu vớt người “chìm đắm đưa lên cõi tĩnh”. Hình tượng chiếc thuyền thể hiện yếu tính giải thoát của đạo Phật, liên hệ mật thiết với một lời dạy của Đức Thế Tôn : Nếu nước đại dương có một vị là vị mặn thì đạo ta cũng chỉ có một vị là vị giải thoát. Hình tượng chiếc thuyền còn nhắc nhở chúng ta đừng quên tính phương tiện của Phật pháp. Như chiếc thuyền chở khách sang sông, giáo pháp của Đức Phật dẫn dắt con người rời xa bờ mê để trở về bến giác. Cố chấp tín điều, nô lệ kinh sách là lấy phương tiện làm cứu cánh, đáng thương mà cũng đáng trách như một người đã qua sông rồi mà còn đội chiếc thuyền trên đầu để tiếp tục cuộc hành trình.
.
Ở khổ thơ tiếp theo, nho sĩ Nguyễn Công Trứ chỉ rõ chữ “tính” là điểm tương đồng giữa Phật giáo và Nho giáo, phê phán nho sĩ Hàn Dũ đời Đường đã có quan điểm hẹp hòi thiển cận khi “đổ tiếng” Phật pháp là “hư vô” để chủ trương tiêu diệt Phật giáo bằng cách đốt kinh, bắt tăng ni hoàn tục, lấy chùa làm nhà cho dân ở. Trong các khổ thơ còn lại, tác giả khẳng định đạo Phật thuận “thiên lý” hợp “nhân tâm”, đã chung sống hòa bình với đạo Nho và đã trở thành đạo sống hàng ngày của những người dân Việt.
.
Vào đầu thế kỷ XXI này, đời sống vật chất và tinh thần của con người đã có những bước tiến song hành với những phát minh của khoa học và kỹ thuật. Nhưng cũng ở vào thời điểm ấy, chứng kiến cảnh người tàn bạo giết hại cỏ cây và cầm thú vì ích kỷ và tham lam, người man rợ hủy diệt người vì vô minh và sân hận, những ai còn có lương tri đều thấy rõ hơn bao giờ hết cái viễn tượng ngày mai không mấy sáng sủa của loài người để phát tâm tu học giáo lý vị tha vô ngã mà đức Thế Tôn đã chứng ngộ dưới gốc bồ đề, với niềm tin sẽ tìm thấy ở đó cái phao cứu sinh cho nhân loại đang trầm luân trong bể khổ. Mồng tám tháng chạp năm nay, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, Phật tử chúng ta thành kính cử hành lễ Thành đạo với niềm tin ấy.........
.
Tác giả: Tâm Hỉ Hà Thúc Hoan
.
(post lại)
.

Sunday, May 7, 2017

Màu Nắng Chiều

thơ Đoàn Thu-Lê (ĐK 67)
.
(nguồn: Internet)
.
Màu Nắng Chiều
.
Nắng chiều mang hai màu sắc
Màu sáng bạc trong bóng im
và rực vàng trên ngọn cây
Những giao động điều hòa
dìu con người vào không gian yên tĩnh
Gây gây buồn..
Niềm suy tư trong tiếng vọng sâu thẳm
Yên tĩnh tuyệt cùng

Friday, May 5, 2017

Buông Xả

Trương Mỹ-Vân (ĐK 67) sưu tầm và dịch thuật
.
(nguồn: Internet)
BUÔNG XẢ
.
Mời các bạn xem câu chuyện có thật này nói về chữ "XẢ" theo ý nghĩa Phật giáo do một vị lạt-ma Tây Tạng là ngài Nawang Gehlek Rimpoche kể lại trong quyển sách "Good Life, Good Death" (Penguin, 2001) của ngài..
.
Câu chuyện này do chính vị thầy của ngài Gehlek Rimpoche là ngài lạt-ma Gomo Rimpoche kể lại.
.
"Vào giữa thập niên 1950, lúc Tây tạng bị Trung hoa xâm chiến và các vị lạt-ma bị tàn sát, ngài Gomo Rimpoche cùng một số đệ tử phải xuống định cư tại miền tây bắc Ấn độ. Trong số các đệ tử của ngài Gomo Rimpoche có hai vị lạt-ma già yếu, biết mình không sống được bao lâu nữa nên họ muốn mất lúc trí óc còn minh mẫn để có thể áp dụng phương pháp thiền định đặc biệt của các vị lạt-ma Tây tạng lúc lâm chung. Vì thế hai vị lạt-ma thỉnh ý kiến của ngài Gomo Rimpoche để quyết định ngày ra đi của hai vị đệ tử này. 
.
Thế nhưng đến ngày đã dự tính, chỉ có một vị lạt-ma an tịnh nhắm mắt lìa đời, còn vị lạt-ma kia không những chưa mất mà còn bị đưa vào phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương. Khi nghe tin này, ngài Gomo Rimpoche lập tức cải trang thành một người lao công rồi lẻn vào bệnh viện "American Hospital" để thăm vị lạt-ma này. 
Ngài hỏi vị lạt-ma:
.
·  Tại sao con còn nằm đây? Có chuyện gì xảy ra thế?
.
Vị đệ tử già trả lời:
.
·  Bạch thầy, con bắt đầu thấy những triệu chứng lúc lâm chung, nhưng không hiểu tại sao bỗng dưng những triệu chứng đó quay ngược trở lại làm con cảm thấy thân thể đau đớn vô cùng. Con la hét um sùm nên người ta mới đưa con vào đây.
.
Ngài Gomo Rimpoche biết vị sư già này là một người tu hành tinh tấn, có khả năng tự đi về cõi tịnh độ nên ngài không hiểu có chuyện gì đã ngăn cản sự ra đi song suốt của vị này vào giờ phút lâm chung.
.
Bỗng dưng ngài Gomo Rimpoche để ý thấy vị sư này mặc một chiếc áo mới rất đẹp. Ngài hỏi:
·  Cái áo này ở đâu con có vậy?
.
Vị sư già thưa:
.
·  Áo đẹp quá phải không thầy?  Bạn con vừa mới tặng con ngày hôm kia đó thầy. Thầy thích không?
·  Ừ, đẹp quá! Thầy thích lắm, con cho thầy đi!
.
Vị sư già ngần ngại đáp:
.
.·  Nhưng con cũng rất thích cái áo này mà thầy!
.
Ngài Gomo Rimpoche năn nỉ:
.
·  Thầy muốn có cái áo này. Nếu con không cho thầy thì từ nay sẽ không còn thầy trò gì nữa.
.
Vị sư già cởi áo đưa và ngài Gomo Rimpoche liền xé toang cái áo. Sau đó vị lạt-ma này nhắm mắt bình thản ra đi." 
.
Câu chuyện này cho thấy ngay cả những vị sư tu hành tinh tấn lâu năm, đến giờ phút cuối cùng nếu còn vướng víu vào một điều gì đó cũng không thể nhắm mắt thanh thản nhẹ nhàng ra đi được.
.
Thời Đức Phật còn tại thế, khi giảng về "Tứ Vô Lượng Tâm" tức là bốn chữ "Từ Bi Hỷ Xả", để nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ Xả, Ngài nói:
.
·  Này các tỳ kheo, nếu các người muốn được bình an thì hãy luôn luôn nhớ giữ lấy chữ Xả làm đầu vì chỉ có tâm buông xả mới thực sự là tâm thanh tịnh và từ sự thanh tịnh đó mới có được sự bình an.
.
Và sau đây là một bài kệ ngắn cùng đề tài trên:
.
"Ở đời học một chữ BUÔNG
Buông sân, buông giận, buông buồn, buông mê.
Buông cho nó khỏe người ơi,
Buông cho lòng dạ thảnh thơi nhẹ nhàng."
.
Thầy Thích Pháp Hoà, tu viện Trúc Lâm, Edmonton, Canada
.
Ghi chú: 
Các bạn có thể xem bản dịch quyển sách "Good Life, Good Death" của Trần Ngọc Bảo tại đây:
.
http://www.art2all..net/chantran/chantran_tho/tranngocbao/songchetanlanh/songchetanlanh.htm
.
Trương Mỹ-Vân (ĐK 67) sưu tầm và dịch thuật
.
.

(nguồn: Internet)
.