(Nguồn: Internet)
NGUỒN GỐC TẾT TRUNG THU.....
Còn vài ngày nữa là đến Tết Trung Thu, vì thế nếu các bạn có con còn nhỏ (hay cháu nội, cháu ngoại,) nên kể cho các con, các cháu nghe về ý nghĩa và nguồn gốc của Tết Trung Thu.
.
.
Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì là dịp các em được người lớn tặng đồ chơi, thường là các lồng đèn đủ các hình thù và màu sắc... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta bày tiệc, ăn bánh, ngắm trăng, ngâm thơ.... Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng, ăn bánh. Ở một số nơi người ta còn tổ chức rước đèn, múa lân, múa ông Địa ...để các em vui chơi thoả thích nữa.
.
.
Theo sách cổ thì nguồn gốc Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Đường vào thời Duệ Tông, niên hiệu Văn Minh ở Trung Quốc. Năm đó, vào đêm trăng rằm tháng tám, tiết trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, làng quê yên ả, thiên hạ thái bình. Trước cảnh ấy, nhà Vua ngự chơi ngoài thành cho mãi tới tận khuya. Lúc đó có một ông già đầu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy tới. Nhà Vua đoán ngay là một vị Tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào: "Bệ hạ có muốn lên thăm cung Trăng không?". Nhà Vua liền trả lời: "Có. Trưởng lão có cách gì đó chăng?".
Theo sách cổ thì nguồn gốc Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Đường vào thời Duệ Tông, niên hiệu Văn Minh ở Trung Quốc. Năm đó, vào đêm trăng rằm tháng tám, tiết trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, làng quê yên ả, thiên hạ thái bình. Trước cảnh ấy, nhà Vua ngự chơi ngoài thành cho mãi tới tận khuya. Lúc đó có một ông già đầu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy tới. Nhà Vua đoán ngay là một vị Tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào: "Bệ hạ có muốn lên thăm cung Trăng không?". Nhà Vua liền trả lời: "Có. Trưởng lão có cách gì đó chăng?".
Vị Tiên đưa chiếc gậy lên trời hoá phép ra một chiếc cầu vồng một đầu giáp cung Trăng còn một đầu kia ăn xuống đất. Ông Tiên đưa tay mời nhà Vua trèo lên cây cầu vồng. Họ sánh bước bên nhau lên Trời. Chẳng bao lâu họ đã đến cung Trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa trần thế. Những nàng tiên nữ nhan sắc với những bộ xiêm y lộng lẫy, xinh đẹp như trong mộng, nhảy múa theo những nhịp điệu vô cùng uyển chuyển, đủ muôn hồng ngàn tía. Ngàn hoa đua nở. Hương thơm quyến rũ. Đàn sáo dặt dìu. Chim hót véo von. Nhà Vua ngơ ngẩn trước cảnh đẹp tuyệt vời của thiên giới.
.
Đang say sưa như thế thì Tiên ông đến đánh thức nhà Vua và đưa nhà Vua trở lại cung điện. Về tới hạ giới rồi nhà Vua còn lưu luyến tiếc mãi cảnh trên cung Trăng. Về sau này, để kỷ niệm ngày thiên du Nguyệt điện đó nhà Vua đặt ra Tết Trung Thu. Vì thế cho nên trong ngày Tết Trung Thu rằm tháng 8 âm lịch, người ta uống rượu, ăn bánh ngắm trăng và ngâm thơ....
..
(sưu tầm)
......
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)