Monday, September 24, 2018

Chiếc Áo Len

Mời các bạn đọc một truyện ngắn do anh BỬU UYỂN (phu quân của bạn Lệ Huyền, ĐK67) phóng tác
.
 (Nguồn: Internet)
.
CHIC ÁO LEN
.
Phóng tác: Bửu Uyển (QH 59 -62)

Năm 1969, Minh học lớp Đệ Nhất trường Quốc Học Huế. Gia đình Minh  ở Vỹ Dạ, một vùng ngoại ô quen thuộc đối với người Huế. Năm nay Minh đã 19 tuổi, nhưng Minh rất nhút nhát trong việc giao thiệp với người khác phái, vì vậy cho đến nay, Minh vẫn chưa có bạn gái.
.
Minh có một sở thích khá lạ lùng, là mỗi buổi sáng, anh thích đứng trước nhà, nhìn người qua lại một lúc trước khi đạp xe đạp đi học. Môt thời gian sau, anh đã  nhớ mặt bác đạp xích lô, với chiếc áo nhà binh đã bạc màu, chị bán bánh dầy, một bà đứng tuổi với gánh bún bò thơm ngát...
.

Trình Bày Trái Cây Tuyệt Mỹ

Mời các bạn xem những hình ảnh cách trình bày trái cây tuyệt mỹ và rất khéo tay do LÊ THỊ LỆ HUYỀN (ĐK67, B7) sưu tầm chuyển đền.
.
.
.
...............

..
.
...........
.

Sunday, September 23, 2018

Thiền và Việc Chữa Trị Bệnh Tật


Thiền sư  Roland Yuno Rech
.
"Khi đã bước vào con đường tu tập tâm linh, nhất là con đường Phật giáo, thì bệnh tật sẽ là một lời giáo huấn, cũng như những gì xảy đến với mình tất cả đều là những lời giáo huấn..."
.
TA THIN VÀ VIC CHA TR BNH T
.
(Hoàng Phong chuyển ngữ)
.
Lời giới thiệu của ngưòi dịch..
.
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật.
            Roland Yuno Rech sinh năm 1944, được nhà sư Niva Rempo Zeji vị lãnh đạo cao cấp nhất của thiền phái Tào Động (Soto) ở Nhật phong chức "Thầy" năm 1984 nhằm chứng nhận ông là một thiền sư uyên bác của học phái này. Roland Yuno Rech là đệ tử của vị Thiền sư nổi tiếng Taisen Deshimaru (1914-1982), người đã đưa thiền phái Tào Động vào Âu Châu. Roland Yuno Rech hiện trụ trì một thiền viện do chính ông thành lập ở Nice, một thành phố đẹp và sang trọng bên bờ Địa Trung Hải, miền nam nước Pháp. Ngoài ra ông cũng thường xuyên chủ trì các khóa tu thiền tổ chức tại Pháp cũng như tại các nước khác ở Âu Châu.
            Bài phỏng vấn dưới đây nêu lên nhiều nhận xét thật sắc bén và sâu sắc về sự vận hành sâu kín của tâm thức. Thật vậy các khía cạnh thật phức tạp đó của tâm thức chỉ có thể quán thấy được bởi một vị đại thiền sư mà thôi.
.

Saturday, September 15, 2018

Tôn Giáo Nào Tốt Nhất

(Hình: Internet)
.
.
TÔN GIÁO NÀO TT NHT
.
Đây là một mẫu đối thoại ngắn giữa tác giả, Thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và Tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự.  Lúc tạm nghỉ, tôi vừa tinh nghịch vừa tò mò hỏi Ngài: 
“Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất?” 
.

Friday, September 14, 2018

7 Yếu Tố Quyết Đinh Phúc Thọ

NGUYN CU TH QUÝ (ĐK 67) sưu tm
.
(Hình: Internet).
.
7 Yếu T QuyếĐnh Phúc Th CĐi Ngưi
. 
Trạng thái tốt nhất của một người là gì? Đó chính là trên mặt nhiều câu chuyện, trong mắt nhiều ánh dương, mỗi ngày đều có thể vui cười tự do tự tại, không ngưỡng mộ ai và cũng chẳng xem thường người khác. Nhất là có thể khiến cuộc sống của mình mỗi ngày một tốt hơn, người như vậy ắt hẳn sẽ hội tụ đủ 7 yếu tố sau:
.
1. Nét mặt tràn đầy sự tự tin
Người muốn sống mỗi ngày một tốt hơn, trước tiên phải hiểu được chính mình từ nội tâm, yêu thích chính con người mình. Đặc biệt khi thấy bản thân có chỗ hơn người thì không kiêu ngạo, không tùy ý so sánh với người khác. Còn khi gặp người có chỗ hơn mình thì bản thân không được ủy khuất, đố kỵ.
Sống với một trái tim bình thản, điềm nhiên đón nhận khuyết điểm của mình, đồng thời không ngừng cải thiện bản thân, nỗ lực tiến về phía hoàn thiện, đó mới thật là người hạnh phúc..
.

Thursday, September 13, 2018

Một Thời Văn Khoa Sai Gòn

 Phương-Mỹ (ĐK67):
Tình cờ thấy trên YouTube, PM xin gởi các bạn 2 bài hát dễ thương, đặc biệt thân tặng NT (B5), TB (B5), TA (B3)..., những người bạn ĐK67 cũng từng một thuở là sinh viên, tốt nghiệp và xuất thân từ Đại Học Văn Khoa Saigon xưa...
.
Người Em Văn Khoa
NHC: CHÂU kỲ
TIẾNG HÁT: VŨ KHANH
.


Tuesday, September 11, 2018

Nhà Thơ Quang Dũng và Bài thơ Không Đề

.
Nhà thơ Quang Dũng thời Tây tiến
(Nguồn hình: Internet)
.
NHÀ THƠ QUANG DŨNG (1921-1988)
.
Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng tỉnh Sơn Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Sau khi học trường Sư Phạm, ông làm nhạc công gánh hát rong và làm gia sư tại Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông chiến đấu trên hai mặt trận: vừa là người cầm bút, vừa là người cầm súng chiến đấu. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn và kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi tiếng khác...
.

Sunday, September 9, 2018

Giọt Buồn

thơ Đoàn Thu-Lê (ĐK 67)
.
(Hình: Internet)
GIT BUN
.
Mưa thu thổn thức rơi
Từng giọt từng giọt buồn
Vườn hoang ai dẫm nát
Hững hờ dấu chân buông
.
Một đoạn đời đã qua
Một đoạn tình phôi pha
Nhạt nhòa bao mộng ước
Chôn vùi một xác hoa
.

Saturday, September 8, 2018

10 Vị Đại Đệ Tử của Đức Phật

 
(Nguồn: Internet)
..
.
10 Vị Đại Đệ Tử Của Đức Phật
.
Trong suốt 45 năm giáo hóa, từ Thành đạo cho đến Niết Bàn, Phật quy tụ xung quanh hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Trong số này, những bậc xuất sắc ưu tú, chứng được thánh quả A La Hán gồm có 1250 vị. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường riêng, sở chứng riêng và đạo hạnh riêng.
.
Mười vị Đại Đệ tử của Đức Phật là :
.

Wednesday, September 5, 2018

Tôi đi học


(Ngun: Internet)
.
TÔI ĐI HC
..
TÁC GIẢ: THANH TỊNH (1911- 1988)
.
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn lao: hôm nay tôi đi học.
.

Tuesday, September 4, 2018

Khoảnh Khắc Hai Trường

Bài viết của Bùi Kim-Chi (ĐK 68)
.
(Nguồn: Internet)
.
Khonh Khc Hai Trưng
.
Trời cuối thu. Rất đẹp. Lá phượng vàng bay đầy đường. Tôi đang trong tâm trạng náo nức của một thoáng hương xưa với con đường Âm Hồn của một thời mà thời gian này thuở ấy tôi cắp sách đến trường. Thời con gái của tôi thênh thang trở về với "cặp sách, nón lá, tóc xỏa ngang vai, đạp xe đạp ...". Mắt rưng rưng... để rồi ...
Từ ngôi nhà vườn xưa đầy hoa lá (nay là nhà hàng Tinh Gia Viên) ở Kiệt 2 đường Âm Hồn, tôi mượn xe đạp, đạp ra cửa Thượng Tứ, qua cầu Trường Tiền, quẹo phải xuống đường Lê Lợi. Lang thang một mình mong tìm lại một chút cảm giác đáng yêu của ngày ấy - ngày tôi là nữ sinh Đồng Khánh. 
.

Những Người Đi Một Mình

Tác gi: LỮ KIU
.

(Tranh Thân Trọng Minh)


.Kch ngn
.
NHNG NGƯĐI MT MÌNH
.
NHÂN VẬT
.
THANH NIÊN
THIẾU NỮ
ÔNG GIÀ
ĐÀN ÔNG
CÔ GÁI
.
THỜI GIAN
Buổi chiều, mặt trời sắp lặn.
.
KHÔNG GIAN
        Nghĩa địa, nơi ông già đi dạo. Ở xa, cuối nghĩa địa là căn nhà lầu. Ở đó, thiếu nữ và người thanh niên đứng trên lầu ngó xuống.
.
ÂM THANH
        Gió thổi ào ào. Tiếng chim kêu chiu chít. Tiếng dương cầm, một khúc sonate nào đó, chẳng hạn khúc Marche Funèbre của Chopin, đoạn giáo đầu, bi tráng.
.
THANH NIÊN
       Em hãy lại gần nơi cửa sổ này và nhìn ra nghĩa địa mà xem. Bây giờ những nấm mồ nằm im thẳng hàng trong bóng chiều héo úa. Em hãy lại gần anh, hãy đưa tay cho anh nắm. Chúng ta ở cạnh nhau suốt một buổi chiều êm đềm. Tình yêu và sự thanh bình làm anh đắm đuối. Hạnh phúc đó chăng...
THIẾU NỮ

Saturday, September 1, 2018

Hoa Phượng


(Nguồn: Internet) .
.
HOA PHƯNG
.
TÁC GIẢ: TUỆ CHƯƠNG HOÀNG LONG HẢI
.
Hoa phượng nở về mùa hè. Khi ve kêu thì cũng là lúc hoa phượng nở nên hai thứ nầy, ve và hoa phượng là biểu tượng của mùa hè. Cũng vì đặc tính đó, hoa phượng và ve sầu rất gần gủi với học sinh. Khi ve bắt đầu kêu và hoa phượng chớm nở trên cành là lúc bọn học trò chuẩn bị cho các kỳ thi và nghỉ hè.
Hồi trước, nền giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng Pháp nên mỗi năm có rất nhiều kỳ thi: Thi tiểu học, thi trung học đệ nhất cấp, tú tài 1, tú tài 2. Ngoại trừ thi tiểu học, các kỳ thi khác được tổ chức hai lần trong một năm: đầu hè, cuối hè, nên học trò rất bận rộn. Khi nghe ve kêu, khi thấy hoa phượng nở là thấy lòng xao xuyến lẫn lo âu.
.